Danh mục

Đặc điểm bệnh lý u mạch máu xương hàm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I & kết quả của phương pháp điều trị bảo tồn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.23 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em và thường gây những nguy hiểm đe dọa tính mạng. Bài viết được thực hiện nhằm xác định các đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của việc áp dụng phương pháp điều trị u mạch máu nhưng vẫn bảo tồn được cấu trúc xương hàm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm bệnh lý u mạch máu xương hàm ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I & kết quả của phương pháp điều trị bảo tồn ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ U MẠCH MÁU XƯƠNG HÀM Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I & KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN Nguyễn Văn Đẩu, Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Nhi Đồng 1Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Văn Đẩu, ĐT: 0903787304, Email: drdau60@yahoo.comTÓM TẮTMục tiêu: U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em và thường gây nhữngnguy hiểm đe dọa tính mạng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các đặc điểm vềdịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của việc áp dụng phương pháp điều trị umạch máu nhưng vẫn bảo tồn được cấu trúc xương hàm. Phương pháp nghiên cứu: sửdụng phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng: tất cả các bệnh nhân Umạch máu xương hàm đã được điều trị tại khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ2003 đến 2011. Kết quả: Có tất cả 16 bệnh nhân, 10 nữ, 6 nam. Tuổi trung bình là 10,6.Thời gian theo dõi sau phẫu thuật là từ 5 tháng đến 8 năm ( trung bình là 56 tháng/ ca).Về mô học. U là một khối gồm các mạch máu tăng sinh hoặc dãn ra từ các mạch máutrong tủy xương hàm. Lâm sàng. U gặp nhiều ở xương hàm dưới hơn xương hàm trên,phát triển âm thầm và phá hủy dần cấu trúc xương hàm. U được phát hiện hoặc do tìnhcờ, hoặc do bị biến dạng mặt, hoặc bị chảy máu ở nướu răng, hoặc chảy máu không cầmsau nhổ răng, hoặc bất ngờ u bị vỡ ra gây chảy máu ồ ạt không cầm được khiến bệnhnhân phải nhập viện trong tình trạng tối cấp. Cận lâm sàng. Hình ảnh từ X quang và CTscanner là những vùng thấu quang do hủy xương, các răng và mầm răng bị xô lệch, kênhrăng dưới và vách ngoài hốc mũi bị biến dạng. Chụp DSA cho thấy u gồm những búimạch máu có cấu trúc dãn nở bất thường.Về điều trị. Tất cả được điều trị theo phươngpháp bảo tồn không cắt đoạn xương hàm. Qui trình điều trị gồm 3 giai đoạn: Khống chếchảy máu bằng thuyên tắc mạch hoặc thắt động mạch cảnh ngoài, Nhồi sáp xương vàohốc u máu, Nạo lấy mô mạch máu. Tất cả đều cho kết quả tốt, u thoái hóa dần, xươngmới được tái tạo, không tái phát, xương hàm được bảo tồn. Giải phẩu bệnh lý. Đa số là dịdạng mạch máu thể hang. Kết luận:U mạch máu xương hàm là một bệnh lý khá đặc biệtở trẻ em. Điều trị u mạch máu bằng phẫu thuật mà vẫn bảo tồn xương hàm là phươngpháp hiệu quả nhất.Từ khóa: u mạch máu xương hàm, điều trị bảo tồnABSTRACT INTRAOSSEOUS VASCULAR LESIONS OF THE JAWS IN CHILDREN - RESULTS OF CONSERVATIVE TREATMENT IN PEDIATRIC HOSPITAL 1Purpose: Study the Epidemiological, clinical, and paraclinical features of Vascularlesions of the jaws . Results of Conservative treatment procedure.Method: Case serise study. Patients: all children admitted to Odonto-Maxillo- Facialdepartment of Children’s hospital1 since 2003-2011. Results: A case - series study wascarried out in 16 patients with 6 males and 10 females with vascular lesions of the jaws.The frequent incidence occurs during the early mixed dentition period with the peakage 10,6 years old. Histology: this is a tumour which has the bone marrow vascular cellproliferation and enlargment of vessels in the jaw, the tumor gradually destroys thestructure of the bone . The tumor developed with a slow and gradually increasingswelling, destroyed the structure of normal bone and created unilocular or multilocularlesions in the jaws. Clinical features: The tumor affected both in the maxillary andmandibular jaw. The lesion is asymptomatic, developed slowly in the jaw and destroyedgradually the structure of the jaw. The tumor is diagnosed randomly or sometimesdetected due to the malformation of the face, gingival bleeding, loose teeth or sometimesthe tumor was broken unexpectally and caused uncontrolled severe bleeding leading tothe admission of patients. Radiological features: from X-Ray and CT, radiolucent lesionswere found with displacement of tooth and tooth germ , inferior alveolar canal andexternal nasal wall deviation. DSA patterns showed dilatation of abundant vascularnetwork in this region.Treatment: Treatment of 16 cases involved jaw conservativesurgical excision . The protocole included 3 stages: control bleeding by vascularembolization or external carotid artery embolization, bone wax packing, and finally withcurettage to remove the tumour tissue. All tumors treated give good results, notrecurrence, the tumours regressed with new bone formation, and the jaws wasconservated. Histopathological diagnosis results: cavernous vascular malformations.Conclusion: Intraosseous Vascular lesions of the jaws are the special and not commonchildhood tumor. Conservative treatment is the good choice up to this time.Keywords: Intraosseous vascular lesions, Conservative treatmentĐẶT VẤN ĐỀU mạch máu xương hàm (UMMXH) là một bệnh lý khá hiếm gặp ở trẻ em. U hình thànhdo sự tăng sinh hoặc dãn ra của các mạch máu trong tủy xương hàm và phá hủy dần cấutrúc xương hàm. Đặc điểm đáng chú ý của bệnh là phát triển âm thầm trong xương hàmnhưng diễn biến phức tạp, thể hiện lâm sàng đa dạng và đặc biệt là u có thể đột ngột vỡ ragây chảy máu ồ ạt, bệnh nhân có thể chết nhanh chóng nếu không được xử trí phù hợp.Tuy là bệnh lý mang tính chất đặc biệt nhưng do số lượng bệnh khá hiếm, phân bố bệnhrãi rác và việc xử lý phức tạp nên ít có tác giả đầu tư nghiên cứu(3), đặc biệt là ở đốitượng trẻ em.Về điều trị, từ trước đến nay có hai phương pháp điều trị UMMXH được đề nghị:-PP 1: Điều tri triệt để bằng phẫu thuật cắt đoạn loại bỏ hẵn phần xương hàm có u mạchmáu. Kết quả là loại trừ được u nhưng sẽ để lại di chứng thiếu hỗng xương hàm, biếndạng mặt, giảm thiểu chức năng(5).- PP 2: Điều trị bảo tồn xương hàm bằng cách sử dụng các phương pháp khống chế umạch máu mà không cắt đoạn xương hàm. Đó là việc xử trí tại chổ bằng nhiều cách nhưphẫu thuật thắt mạch máu, đốt điện, nạo vét, nhét sáp hoặc Spongel, chích xơ hóa, gâythuyên tắc mạch máu chính của sang thương... mà không cắt bỏ xương hàm(6) ...

Tài liệu được xem nhiều: