Danh mục

Đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.71 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh lao là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp với tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển. Trên bệnh nhân ghép tạng, tỷ lệ nhiễm lao cao hơn dân số chung do nhiều yếu tố thuận lợi. Nhiễm lao gây biến chứng trên nhiều cơ quan và làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Do đó cần phải có kế hoạch tầm soát và phát hiện sớm bệnh lao trên đối tượng này; và nghiên cứu này được thực hiện nhằm nêu đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm bệnh nhân lao sau ghép thận điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN LAO SAU GHÉP THẬN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Dư Thị Ngọc Thu*, Nguyễn Trọng Hiền*, Nguyễn Thị Thái Hà*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Thái Minh Sâm*, Trần Ngọc Sinh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao là loại bệnh nhiễm trùng thường gặp với tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển. Trên bệnh nhân ghép tạng, tỷ lệ nhiễm lao cao hơn dân số chung do nhiều yếu tố thuận lợi(1,14,4). Nhiễm lao gây biến chứng trên nhiều cơ quan và làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Do đó cần phải có kế hoạch tầm soát và phát hiện sớm bệnh lao trên đối tượng này. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên nhóm bệnh nhân (BN) theo dõi sau ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) từ 1992-2013. Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả bệnh nhân được phát hiện nhiễm lao bất kỳ cơ quan nào. Các thông số đánh giá gồm thời gian nhiễm lao sau ghép tạng, các yếu tố nguy cơ gây nhiễm lao (môi trường sống, nghề nghiệp, liều thuốc ức chế miễn dịch, các bệnh lý đi kèm...), hiệu quả điều trị lao với sử dụng 3 phác đồ (phác đồ cổ điển R12H12E12Z12 (từ trước 1992-2007), phác đồ H12E12Z12Q12 và phác đồ R24H24E24Z24Q24 (từ 2008-2013), ảnh hưởng của thuốc kháng lao trên chức năng gan thận, tác dụng phụ của thuốc kháng lao. Chọn lựa các công thức điều trị cơ bản dựa vào hướng dẫn của CDC(13) phối hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về nhiễm trùng sau ghép thận(11,10). Kết quả: từ 1992-2013 có 710 trường hợp (TH) được theo dõi và điều trị sau ghép tại BVCR. Trong đó có 45/710 TH (6,3%) bùng phát lao sau ghép: 20/45 TH (44,4%) ghép tại BVCR và 25/45 TH (55,6%) ghép từ các trung tâm khác ở trong và ngoài nước. Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 86,9±92,7 (0,9;308) tháng sau ghép. Các cơ quan bị thương tổn lao sau ghép gồm: phổi 32/45TH (71,1%); hạch, khớp 3/45TH (6,6%), màng bụng, cột sống, cơ 4/45TH (8,8%), đa cơ quan 6/45TH (13,3%). Công thức điều trị REHZ 17/45TH (37,8%), EHZQ 15/45TH (40,0%), REHZQ 10/45TH (22,2%). Thời gian điều trị trung bình 13,43±3,57 tháng (6;24). 1/45TH tử vong vì viêm phổi hít trước khi bước vào liệu trình điều trị, 1/45 TH tử vong vì hạ đường huyết và rối loạn điện giải, 1/45TH tử vong vì suy hô hấp do nhược cơ, 1/45 TH tử vong vì choáng nhiễm trùng. 39/45TH (86,7%) điều trị khỏi bệnh. Bàn luận và kết luận: Tỷ lệ nhiễm lao trên bệnh nhân ghép thận khá cao. Tổn thương lao có thể tìm thấy ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Phát hiện bệnh sớm bằng cách lên kế hoạch tầm soát lao định kỳ cho tất cả bệnh nhân. Điều trị lao với phác đồ được khuyến cáo đủ thuốc, đủ thời gian sẽ đem lại kết quả khả quan. Từ khóa: Tuberculosis after renal transplantation, Tuberculosis in renal transplantation, Risk factors for post-transplant tuberculosis, infections after renal transplantation. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF TUBERCULOSIS PATIENTS AFTER RENAL TRANSPLANTATION TO BE TREATMENT AT CHO RAY HOSPITAL Du Thi Ngoc Thu, Nguyen Trong Hien. Nguyen Thi Thai Ha, Hoang Khac Chuan, Thai Minh Sam, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 183 - 188 Background: Tuberculosis (TB) is a common infectious disease with a high rate in the developing countries. * Khoa - Bộ môn Ngoại Tiết Niệu BVCR Tác giả liên lạc: GS. Trần Ngọc Sinh, ĐT: 0983723493, Email: tnsinh@hotmail.com Chuyên Đề Thận Niệu 183 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 The ratio of tuberculosis infection is higher after transplantation because many factors(1,14,4). The TB disease can be infected in many organs and increased mortality, so need to plan on screening and early detection of tuberculosis in patients after transplant. Materials and methods: The prospectively study for all the patients, who are following after renal transplantation at Cho Ray Hospital (CRH) from 1992 to 2013. The criteria for selection of patients are all of cases had been TB infection in any organs. The parameters evaluated included duration of tuberculosis after organ transplant, the risk factors of tuberculosis (environment, occupational doses of immunosuppressive drugs, the comorbidity...), effective TB treatment regimens to use 3 (R12H12E12Z12 (from 1992-2007), R24H24E24Z24Q24, or H12E12Z12Q12 (from 2008 to 2013)). The effects of anti-tuberculosis drugs on liver and kidney function, the side effects of anti-tuberculosis drugs. Choosing the treatment regimen is based on the CDC guidelines(12) in collaboration with the experience of experts in infection after renal transplantation(9,10). Results: 710pts are following at CRH. 45/710pts (6.3%) have tuberculosis disease including: 20/45pts (44.4%) transplants at CRH and 25/45 pts (55.6%) transplants from other centers. The average time detection TB disease is 86.9±92.7 (0.9; 308) months after renal transplantation. The organ damaged by TB after transplantation includes: lung 32/45pts (71.1%), lymph nodes ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: