Đặc điểm bệnh nhi lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể antiphospholipid tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 266.77 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm mô tả tần suất lưu hành của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi này tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 55 bệnh nhi SLE và được xét nghiệm kháng thể aPL tại khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm bệnh nhi lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể antiphospholipid tại Bệnh viện Nhi Đồng 1TẠP CHÍ NHI KHOA 2022, 15, 5 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG CÓ KHÁNG THỂ ANTIPHOSPHOLIPID TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Tạ Thành Hưng1, Trần Thúy Nguyên1, Nguyễn Hữu Lộc1 Trần Minh Quang1, Hoàng Đình Cường1, Nguyễn Thị Hạ1 Hoàng Thị Huy1, Nguyễn Thị Cẩm Tú1, Đỗ Đăng Trí2 1. Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ; 2. Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự hiện diện của kháng thể antiphospholipid (aPL) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây huyết khối và là yếu tố tiên lượng bệnh tiến triển nặng hơn ở các trẻ Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Cách thức tiếp cận tình trạng này vẫn chưa thống nhất giữa các trung tâm trên thế giới và hầu hết dựa trên các nghiên cứu ở người lớn, các báo cáo loạt ca nhỏ cũng như kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ. Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào về đặc điểm của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả tần suất lưu hành của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi này tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 55 bệnh nhi SLE và được xét nghiệm kháng thể aPL tại khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2022. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ kháng thể aPL dương tính là 9/55 (16%); trong đó Lupus anticoagulant dương tính 8/9 (89%), anticardiolipin dương tính 2/9 (22%) và anti- β2-glycoprotein I dương tính 5/9 (56%). Trong nhóm bệnh nhi SLE có kháng thể aPL, tuổi khởi phát bệnh trung vị là 12 tuổi; biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là ban da (56%) và đau khớp (44%); biểu hiện cận lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu (100%), giảm bổ thể C3 (100%), ANA dương tính (89%); có 1 trường hợp (11%) xuất hiện biến cố huyết khối động mạch (nhồi máu não). Kết luận: Kháng thể aPL dương tính ở các trẻ SLE là một tình trạng không thường gặp nhưng cần được lưu ý trong thực hành lâm sàng. Tổn thương cơ quan thường gặp nhất của trẻ SLE có kháng thể aPL là da và huyết học. Từ khóa: Kháng thể antiphospholipid, Lupus ban đỏ hệ thống, Lupus anticoagulant, anticardiolipin, anti-β2-glycoprotein I. ABSTRACT CLINICAL FEATURES OF CHILDREN WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS AND ANTIPHOSPHOLIPID ANTIBODIES AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 Introduction: The presence of antiphospholipid antibodies (aPL) is likely the most important riskfactor for thrombosis and predicts the development of more lupus-related damage over time amongchildren with systemic lupus erythematosus (SLE). The approach can differ among centres aroundNhận bài: 5-10-2022; Chấp nhận: 15-10-2022Người chịu trách nhiệm chính: Đỗ Đăng TríĐịa chỉ: ĐT: 0908839665; Email: dodangtri@ump.edu.vn38 PHẦN NGHIÊN CỨUthe world and are mostly based on adult-derived studies, anecdotal evidence based on case series inchildren and clinical expertise. In Vietnam, to date, there have been no reports on the characteristicsof aPL antibodies in the pediatric SLE population. We conducted this study to describe the prevalenceof aPL antibodies in the pediatric SLE population and the clinical and laboratory characteristics of thisgroup of patients at Children’s Hospital 1. Methods: Descriptive cross-sectional study, was carried-out in 55 children with SLE and tested foraPL antibodies at the Department of Nephrology and Endocrinology of Children’s Hospital 1 fromJanuary 2019 to March 2022. Results: At the time of diagnosis, the prevalence of positive aPL antibodies was 9/55 (16%), ofwhich 8/9 (89%) were lupus anticoagulant positive, 2/9 (22%) had anticardiolipin and 5/9 (56%) hadanti-2-glycoprotein I. In the group of SLE children with aPL antibodies, the median age of onset was12 years old; the most common clinical manifestations were skin rash (56%) and arthralgia (44%); themost common laboratory results were anemia (100%), low levels of C3 (100%), positive ANA (89%)and 1 case (11%) having an arterial thrombosis (ischemic stroke). Conclusions: Positive aPL antibodies in children with SLE is uncommon but should be noticed inclinical practice. The most common organ involvement in pediatric SLE with aPL antibodies is skin andhematology. Keywords: Antiphospholipid antibodies, systemic lupus erythematosus, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm bệnh nhi lupus ban đỏ hệ thống có kháng thể antiphospholipid tại Bệnh viện Nhi Đồng 1TẠP CHÍ NHI KHOA 2022, 15, 5 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG CÓ KHÁNG THỂ ANTIPHOSPHOLIPID TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Tạ Thành Hưng1, Trần Thúy Nguyên1, Nguyễn Hữu Lộc1 Trần Minh Quang1, Hoàng Đình Cường1, Nguyễn Thị Hạ1 Hoàng Thị Huy1, Nguyễn Thị Cẩm Tú1, Đỗ Đăng Trí2 1. Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ; 2. Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sự hiện diện của kháng thể antiphospholipid (aPL) là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây huyết khối và là yếu tố tiên lượng bệnh tiến triển nặng hơn ở các trẻ Lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Cách thức tiếp cận tình trạng này vẫn chưa thống nhất giữa các trung tâm trên thế giới và hầu hết dựa trên các nghiên cứu ở người lớn, các báo cáo loạt ca nhỏ cũng như kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ. Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào về đặc điểm của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả tần suất lưu hành của kháng thể aPL trên dân số SLE trẻ em và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi này tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 55 bệnh nhi SLE và được xét nghiệm kháng thể aPL tại khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2022. Kết quả: Tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ kháng thể aPL dương tính là 9/55 (16%); trong đó Lupus anticoagulant dương tính 8/9 (89%), anticardiolipin dương tính 2/9 (22%) và anti- β2-glycoprotein I dương tính 5/9 (56%). Trong nhóm bệnh nhi SLE có kháng thể aPL, tuổi khởi phát bệnh trung vị là 12 tuổi; biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là ban da (56%) và đau khớp (44%); biểu hiện cận lâm sàng thường gặp nhất là thiếu máu (100%), giảm bổ thể C3 (100%), ANA dương tính (89%); có 1 trường hợp (11%) xuất hiện biến cố huyết khối động mạch (nhồi máu não). Kết luận: Kháng thể aPL dương tính ở các trẻ SLE là một tình trạng không thường gặp nhưng cần được lưu ý trong thực hành lâm sàng. Tổn thương cơ quan thường gặp nhất của trẻ SLE có kháng thể aPL là da và huyết học. Từ khóa: Kháng thể antiphospholipid, Lupus ban đỏ hệ thống, Lupus anticoagulant, anticardiolipin, anti-β2-glycoprotein I. ABSTRACT CLINICAL FEATURES OF CHILDREN WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS AND ANTIPHOSPHOLIPID ANTIBODIES AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 Introduction: The presence of antiphospholipid antibodies (aPL) is likely the most important riskfactor for thrombosis and predicts the development of more lupus-related damage over time amongchildren with systemic lupus erythematosus (SLE). The approach can differ among centres aroundNhận bài: 5-10-2022; Chấp nhận: 15-10-2022Người chịu trách nhiệm chính: Đỗ Đăng TríĐịa chỉ: ĐT: 0908839665; Email: dodangtri@ump.edu.vn38 PHẦN NGHIÊN CỨUthe world and are mostly based on adult-derived studies, anecdotal evidence based on case series inchildren and clinical expertise. In Vietnam, to date, there have been no reports on the characteristicsof aPL antibodies in the pediatric SLE population. We conducted this study to describe the prevalenceof aPL antibodies in the pediatric SLE population and the clinical and laboratory characteristics of thisgroup of patients at Children’s Hospital 1. Methods: Descriptive cross-sectional study, was carried-out in 55 children with SLE and tested foraPL antibodies at the Department of Nephrology and Endocrinology of Children’s Hospital 1 fromJanuary 2019 to March 2022. Results: At the time of diagnosis, the prevalence of positive aPL antibodies was 9/55 (16%), ofwhich 8/9 (89%) were lupus anticoagulant positive, 2/9 (22%) had anticardiolipin and 5/9 (56%) hadanti-2-glycoprotein I. In the group of SLE children with aPL antibodies, the median age of onset was12 years old; the most common clinical manifestations were skin rash (56%) and arthralgia (44%); themost common laboratory results were anemia (100%), low levels of C3 (100%), positive ANA (89%)and 1 case (11%) having an arterial thrombosis (ischemic stroke). Conclusions: Positive aPL antibodies in children with SLE is uncommon but should be noticed inclinical practice. The most common organ involvement in pediatric SLE with aPL antibodies is skin andhematology. Keywords: Antiphospholipid antibodies, systemic lupus erythematosus, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu y học Tạp chí Nhi khoa Kháng thể antiphospholipid Lupus ban đỏ hệ thống Tổn thương cơ quan Thực hành lâm sàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 314 0 0 -
5 trang 306 0 0
-
8 trang 260 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 251 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 236 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 222 0 0 -
13 trang 201 0 0
-
8 trang 201 0 0
-
5 trang 200 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 196 0 0