Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung : Mầm bệnh là một rickettsia , là liên thể giữa vi khuẩn và vi rút . Tác nhân truyền bệnh trung gian là các côn trùng chân đốt : Chấy , rận , bọ , bọ chét , mò .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm Bệnh Sốt mò Bệnh Sốt mò. Đại cương : Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung : Mầm bệnh là một rickettsia , là liên thể giữa vi khuẩn và vi rút .- Tác nhân truyền bệnh trung gian là các côn trùng chân đốt : Chấy , rận , bọ- , bọ chét , mò . Về lâm sàng thường có triệu chứng chung là : Sốt – Libì - ngoại ban .- Chẩn đoán huyết thanh : Sử dụng phản ứng Weil - Felix ( không đặc hiệu- ) . Tuỳ theo týp huyết thanh của vi khuẩn Proteus mà phân lập các Rickettsia khác nhau : OX19 : Sốt phát ban , sốt rickettsia chuột , OX2 : Sốt nổi mụn , sốt đỏ . OXK : Bệnh sốt do mò ( Bệnh Tsutsugamusi ) . Làm ELISA có giá trị chẩn đoán cao .- Điều trị : Các Rickettsia đều nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cyclin vàCloramphenicol .- Phân loại : ( Xem bảng ) Bệnh sốt do ấu trùng mò ( Bệnh Tsutsugamushi )I . Dịch tễ học : Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do R. orientalis gây n ên , qua trung gian- truyền bệnh là mò Trombicula . Lâm sàng biểu hiện : Sốt kéo dài 2- 3 tuần , có vết loét ở da , nổi hạch- toàn thân và phát ban . Điều tri : Dùng Cloramphenicol và nhóm Cyclin có kết quả tốt .- Hay gặp ở các nước vùng Đông á ( Trung quôc , Nhật bản , triều tiên )- và khu vực Đông nam á , các bán đảo Tây thái bình dương . Việt nam hay gặp bệnh này1 . Mầm bệnh : Là R . orientalis , được phân lập ở Nhật bản năm 1891 . Sức đề kháng yếu , dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường vànhiệt độ cao . Phản ứng Weil – Felix ngưng kết với OXK . 2. Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh : + Nguồn bênh : Là các động vật hoang dã như loài gặm nhấm chuột , thỏ,các loài chim , hoặc gia súc như chó , lợn , gà ... + Trung gian truy ền bệnh : Là ấu trùng mò Trombicula : ấu trùng mò bịnhiễm R. orientalis khi hút máu vật chủ có mang mầm bệnh . Sau đó ấu tr ùngphát triển thành mò trưởng thành và đẻ trứng . Trứng mò nở thành ấu trùngđã mang sẵn mầm bệnh và sẵn sàng đốt hút máu người . ( Mò có thể truyềnbệnh qua trứng đến đời thứ 3 ) , ấu trùng mò sẽ làm lây nhiễm cho các con vậtvà người khi đốt và hút máu . Như vậy mò vừa là vật chủ , vừa là trung giantruyền bệnh . + Điều kiện lây truyền : Mò thường sống ở các bụi cây , cỏ ẩm ướt hoặchang đá có các loài gặm nhấm sống . Do đó những người đi qua , hoặc làm việc ởnơi này , ven sông , ven suối ... dễ bị bệnh . 3.Tính chất dịch : Hay xảy ra vào mùa mưa , nóng .- Thường lẻ tẻ , đôi khi thành dịch nhỏ .- 4.Miễn dịch : Bệnh có gây miễn dich nhưng yếu . Người địa phương ít mắc vàmắc nhẹ , người nơi khác đến dễ mắc nặng hơn .II . Cơ chế bệnh sinh :Từ vết loét , R .orientalis vào hệ bạch huyết gây viêm tại chỗ , rồi tiến tới gâyviêm hạch toàn thân làm sưng , đau hạch .Đồng thời R. vào máu gây viêm nội mạc huyết quản toàn thân gây tổn thươngviêm các phủ tạng .II. Lâm sàng :A .Thể điển hình : 1 . Nung bệnh : Trung bình 8- 12 ngày , sớm là 6 ngày , dài 21 ngày .Có hai triệuchứng thường gặp là vết đốt của ấu trùng mò và viêm hạch khu vực. Vết đốt lúcđầu chỉ là nốt sẩn đỏ, ở giữa có mọng n ước nhỏ, khi vỡ để lại vết loét có bờ đỏtrên mặt da. Hạch viêm thường ở gần khu vực mò đốt. Thường hạch nhỏ 1-2cm,chắc, đau, không đỏ và không hoá mủ 2 . Khởi phát : Sốt thường xuất hiện đột ngột, rét run39-40 độ C. Kem theo cóđau ngươì, đau mỏi toàn thân, măt xung huyêt, đôi khi có mạch chậm dễ nhầm vớithương hàn 3.Toàn phát : Trung bình 2 tuần , có thể 3 tuần . Biểu hiện : + Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc : Thường nặng nề . Sốt nhẹ 1 – 2 ngày đầu , sau đó sốt cao liên tục . Có khi sốt cao đột ngộtngay 39 – 40 oC . Sốt cao liên tục dai dẳng quanh 40o , hình cao nguyên hoặcsốt thành cơn kéo dài 15 - 20 ngày nếu không được điều trị . Trong vài ngày đầu có thể có cơn rét run hoặc gai rét , sau thường sốt nóngđơn thuần . Tình trạng nhiễm độc thần kinh nặng nề : Nhức đầu như búa bổ , daidẳng nhiều ngày , kèm theo nhức hai hố mắt .Mệt mỏi , khó chịu , hoa mắt , chóng mặt , có thể ù tai , vã mồ hôi . Có khi libì , mê sảng . + Vết loét : Do ấu trùng mò đốt , là dấu hiệu giúp chẩn đoán dễ dàng . Vị trí : Thường ở chỗ da non , kín như bộ phận sinh dục , nách bẹn , hậu- môn, háng, thắt lưng , sau mới tới tay, chân , ngực , bụng , cổ . Có khi ở vành tai , mi mắt, rốn . Yêu cầu khám kỹ . Thường chỉ gặp một vết loét , hiếm khi gặp hai .- Thường hình tròn hoặc hình bầu dục , kích thước 0,5 –1 mm, không đau,- không ngứa , có viền đỏ và nổi gờ lên mặt da . Lúc đầu vết loét màu vàng xám , sau đóng vảy màu nâu đen . Vào tuần thứ 3 sẹo bong đi để lại sẹo thâm + Hạch to : Có 2 loại :- Viêm hạch khu vực nguyên phát : Gần nơi vết loét có phản ứng hạch to,thường to hơn hạch nơi khác , đau . Từ vị trí hạch khu vực giúp tìm vết loét .- Viêm hạch toàn thân thứ phát : Thường xuất hiện sau hạch khu vực ,thường sưng ít , di động . Có thể ở nách , bẹn , cổ , khuỷu tay . ở Việt nam hầuhết bệnh nhân sốt mò đều có hạch to . + Phát ban :- Xuất hiện vào cuối tuần lễ 1 , đầu tuần lễ thứ hai của bệnh . Thường là ban dátsẩn , kích thước từ bằng hạt kê cho tới 1cm , rải rác toàn thân ( lưng , ngực ,bụng , tứ chi ) . Trừ lòng bàn tay , bàn chân , ít khi có ở mặt . Đôi khi có xuấthuyết .Ban tồn tại từ vài ngày tới 1 tuần .+ Hội chứng về tim mạch :- Dãn mạch làm cho xung huyêt , da , mắt đỏ ngầu . Đôi khi có xuất huyết d ướida , chảy máu cam. Hay có biểu hiện viêm cơ tim : Tiếng tim mờ , ngoại tâm thu , HA giảm , hay- xảy ra vào tuần lễ thứ hai của bệnh .+ Viêm phế quản , viêm phổi không điển hình .+ Tiêu hoá : Lúc đầu táo bón , sau đó ỉa lỏng ngày 3-4 lần ( Dễ nhầm vớithương hàn ...