Bài viết tiến hành khảo sát cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, góp phần phát hiện vẻ đẹp ngôn ngữ trong tác phẩm của họ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐOẠN VĂN KẾT THÚC TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ, VÕ THỊ HẢO, PHAN THỊ VÀNG ANH Tạ Mai Anh1 TÓM TẮT Đoạn văn kết thúc - xét về mặt chức năng: Có vai trò đóng, khép văn bản, xét về mặtngữ nghĩa: Ôm chứa một lượng thông tin quan trọng. Trong văn bản nghệ thuật, đoạn văn kếtđược thể hiện rất linh hoạt và mang đậm dấu ấn sáng tạo. Những thập niên gần đây, thể tàitruyện ngắn gặt hái được nhiều thành công. Đóng góp vào sự thành công ấy phải kể đến lựclượng sáng tác nữ. Người ta gặp một Võ Thị Hảo vừa hiện thực vừa hư ảo, một Nguyễn ThịThu Huệ “bụi bặm” trong tả chân nhưng lại đằm thắm trong suy tư, một Phan Thị Vàng Anhđiềm tĩnh và trí tuệ… Họ đã không ngừng tìm tòi, khai phá những luồng lạch mới. Truyệnngắn của họ mang dáng dấp riêng - hiện đại và giàu nữ tính. Ở lĩnh vực hình thức nghệ thuật,bên cạnh việc kế thừa truyền thống, các nhà văn nữ đã có những thể nghiệm mới đáng trântrọng. Cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn là một trong những minh chứng cho những thểnghiệm của họ. 1. MỞ ĐẦU Sau năm 1975, văn học việt Nam đứng trước những vận hội và thử thách mới. Cuộcsống “đa diện”, “đa sự”, gồ ghề đòi hỏi ở văn học một cách tiếp cận mới. Trong bối cảnh đó,người ta nhận thấy sự xuất hiện đầy hứng khởi và tự tin của lực lượng sáng tác nữ trẻ. Cónhững cây bút ngay từ đầu đã gây được ấn tượng và nhanh chóng ổn định về phong cách.Người ta gặp một Võ Thị Hảo vừa hiện thực vừa hư ảo, một Nguyễn Thị Thu Huệ “bụi bặm”trong tả chân nhưng lại đằm thắm trong suy tư, một Phan Thị Vàng Anh điềm tĩnh và trí tuệ…Trong khuôn khổ “cỡ nhỏ” của thể loại truyện ngắn, họ tìm tòi cách thể hiện sao cho nhữngđiều cần đề cập không bị khuôn lại trên bề mặt câu chữ. Họ hoàn thiện và tạo hiệu quả nghệthuật cho tác phẩm của mình không chỉ bằng sự kế thừa hình thức nghệ thuật mà cả bằngnhững “phá cách” mới. Khảo sát cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi mong muốn góp phần phát hiện vẻ đẹp ngôn ngữ trong tác phẩmcủa họ. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Xét cấu tạo đoạn văn kết thúc truyện ngắn Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan ThịVàng Anh, chúng ta thấy có hai loại: đoạn kết bình thường và đoạn kết đặc biệt. 2.1. Đoạn kết có cấu tạo bình thường Theo số liệu thống kê, đoạn kết có cấu tạo bình thường chiếm tỉ lệ 77,2% (91/118).Loại đoạn kết này được xây dựng theo một cấu trúc nhất định và có quan hệ nội tại tương đốichặt chẽ.1 ThS. Khoa sư phạm Mầm non, trường Đại học Hồng Đức 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 2.1.1. Đoạn văn kết song hành Đoạn văn kết có cấu trúc có cấu trúc song hành chiếm tỉ lệ khá cao: 64,8% (59/91).Điều đó cho thấy ưu thế của nó với thể loại truyện ngắn, cụ thể là truyện ngắn của các nhà vănnữ đương đại. Xuất phát điểm của nó là ở chỗ: Truyện ngắn coi trọng sự kiện. Những diễn tiếncủa sự kiện tạo hiệu quả giao tiếp. Ở truyện ngắn của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, PhanThị Vàng Anh, cảm xúc, thái độ của tác giả thường được giấu kín sau câu chữ. Trong nhiềutrường hợp, phương thức trần thuật khách quan mang đến cho văn phong họ một giọng điệulạnh lùng. Bởi vậy, rất thường gặp những đoạn văn được trình bày theo phép liệt kê sự kiện. Sựkiện được các tác giả liệt kê theo những cách khác nhau. * Liệt kê diễn đạt quan hệ đồng thời. Là kiểu liệt kê các sự kiện xảy ra trong cùng một phạm vi thời gian. Ví dụ: “Bà Vy chết. Nhà cửa sau phen xáo trộn lại đi vào nề nếp. Cuộc sống nhàn hơn nhưnganh Cả, anh Hai lại xem ra lầm lì, khó tính. Còn cô Út, cô ít đi đêm mà thường quanh quẩn ở nhà.Cô lại làm việc của bà Vy ngày xưa nhưng không được mĩ mãn bằng. Hết việc, cô bật ti vi xem.Đến chương trình ca nhạc ca sĩ Nhã Phương hát một bài về mẹ. Cô Út nhớ nhất câu “Mẹ già nhưchuối chín cây, gió lay mẹ rụng. Con thành mồ côi”. (Của để dành – Nguyễn Thị Thu Huệ) * Liệt kê bằng quan hệ liên tưởng: Là liệt kê theo cách từ sự vật, sự việc này mà dẫnđến sự vật, sự việc khác tương đồng hay đối lập với nó. Ví dụ: “Lo gì tôi tốn công tu hành mười năm. Tôi ngày nào mà chẳng hun đúc trong lửa lạnh.Thí chủ về, lửa lạnh. Thí chủ ơi”. * Liệt kê diễn đạt quan hệ thời gian trước sau: Là phép liệt kê sự kiện diễn ra theo chiềuthuận của thời gian. Lối liệt kê này hoàn toàn tuân theo lô gích của hiện thực khách quan. Ví dụ: “ Học trò đã về hết. Bà Năm đã ngủ rồi. Co ...