Danh mục

Đặc điểm của lập luận trong diễn văn chính trị

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.59 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong diễn văn chính trị, lập luận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của các chính trị gia về một vấn đề chính trị nhằm tác động, định hướng tư tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của người tiếp nhận. Để tạo nên tính thuyết phục của diễn văn chính trị, các chính trị gia đã sử dụng đa dạng các phương pháp lập luận như diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả, phản đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của lập luận trong diễn văn chính trị JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 102-108 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐẶC ĐIỂM CỦA LẬP LUẬN TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ Vũ Ngọc Hoa Phòng Quản lí khoa học và Sau đại học, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tóm tắt. Trong diễn văn chính trị, lập luận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của các chính trị gia về một vấn đề chính trị nhằm tác động, định hướng tư tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của người tiếp nhận. Để tạo nên tính thuyết phục của diễn văn chính trị, các chính trị gia đã sử dụng đa dạng các phương pháp lập luận như diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả, phản đề. Kết luận trong diễn văn chính trị có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tư tưởng chính trị của một giai cấp, Đảng phái thậm chí là tư tưởng của cả một dân tộc hoặc giá trị tinh thần mang tính phổ quát của nhân loại. Từ khóa: Diễn văn chính trị, lập luận, cấu trúc phức hợp, quy nạp, diễn dịch... 1. Mở đầu Theo Từ điển Oxford, diễn văn chính trị được định nghĩa là một bài phát biểu về các vấn đề của chính phủ, chứ không phải là công việc của một cá nhân hay tổ chức. Nó thể hiện quan điểm chính trị của người nói [6;147]. Đây là chủ đề đã được các nghiên cứu trên thế giới đề cập đến [6, 7] nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam và mới dừng lại ở mức độ lí thuyết [1, 2, 4]. Trong bài báo bày, chúng tôi quan niệm diễn văn chính trị (DVCT) là diễn văn thể hiện quan điểm, lập luận của người phát ngôn về một vấn đề chính trị và được thể hiện trước đông đảo người tiếp nhận nhằm tác động, định hướng tư tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của người tiếp nhận. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về diễn văn chính trị Bên cạnh những đặc điểm chung của diễn văn như tính thuyết phục, tính lập luận chặt chẽ, tính bình giá công khai, DVCT còn có tính chính trị. DVCT thể hiện quan điểm của Đảng phái, tổ chức, cá nhân về vấn đề chính trị. Tính chính trị trước hết thể hiện ở vấn đề được bình luận, phân tích như vấn đề thành lập nền chuyên chính vô sản, chủ quyền của giai cấp vô sản trong bài diễn văn của K.Marx trong buổi tiệc chiêu đãi ở London năm 1856 nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập tờ People’s Paper; hay vấn đề nội chiến giữa phe Liên hiệp và phe Tự do ở Mĩ trong bài diễn văn Gettysburg của Tổng thống Abraham Lincoln nhân sự kiện nghĩa trang của các binh sĩ phe Liên hiệp bị tử trận được tiến hành xây cất vào ngày 19 tháng 11 năm 1863. Ngày nhận bài 10/3/2014. Ngày nhận đăng 15/010/2014. Liên lạc Vũ Ngọc Hoa, e-mail: vungochoa75@gmail.com 102 Đặc điểm của lập luận trong diễn văn chính trị Tính chính trị còn thể hiện ở quan điểm tư tưởng của người viết diễn văn về vấn đề chính trị đó. Với cùng một vấn đề chính trị nhưng quan điểm (của Đảng phái, tổ chức hoặc của bản thân cá nhân người viết) có thể khác nhau thậm chí đối lập nhau. Chẳng hạn, với cùng vấn đề thành lập nền chuyên chính vô sản nói trên, quan điểm tư sản cho rằng, với khoa học, công nghệ hiện đại, giai cấp công nhân đã được giải phóng, nên không cần thiết phải thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp nhưng K.Marx khẳng định: cuộc cách mạng của giai cấp công nhân là cần thiết nhằm giải phóng giai cấp của chính mình. Trước vấn đề nội chiến giữa phe Liên hiệp và phe Tự do ở Mĩ, có quan điểm cho đó là cuộc chiến phi lí, nồi da nấu thịt, anh em tương tàn và sự hi sinh của các binh sĩ là vô ích nhưng trong bài diễn văn Gettysburg nổi tiếng của mình, Tổng thống Abraham Lincoln lại khẳng định: những người này (các binh sĩ phe Liên hiệp hi sinh trong trận chiến Gettysburg - chú thích của tác giả bài báo) đã không chết trong ô nhục, rằng quốc gia này dưới Thượng đế sẽ có mội sự tái sinh tự do mới, và rằng chính quyền này là của dân, do dân, và vì dân sẽ không bao giờ bị hủy diệt trên quả đất (these dead shall not have died in vain, that this nation under God shall have a new birth freedom, and that government of the people, by the people, for the people shall not perish from the earth). Một biểu hiện khác của tính chính trị là diễn văn chính trị là công cụ đấu tranh bảo vệ lợi ích của Đảng phái, giai cấp, dân tộc. . . Các chính trị gia trong bài phát biểu của mình bằng sự logic của lập luận, sự hấp dẫn của nghệ thuật hùng biện đã thuyết phục, lôi cuốn và định hướng quần chúng theo tư tưởng chính trị của giai cấp, Đảng phái. . . mà chính trị gia là người đại diện. Trần Văn Cơ cho rằng: chức năng chính của giao tiếp chính trị là đấu tranh cho quyền lực [3;31], còn ngôn bản chính trị (trong đó có diễn văn chính trị - chú thích của tác giả bài báo) có 5 chức năng trong đó có chức năng “tạo ra hiện thực ngôn ngữ của trường chính trị và giải thích nó (chức năng giải thích và định hướng)”. Thí dụ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng ...

Tài liệu được xem nhiều: