Danh mục

Đặc điểm địa chất thuỷ văn tỉnh Phú Thọ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 775.91 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đặc điểm địa chất thuỷ văn tỉnh Phú Thọ nghiên cứu về đặc điểm địa chất thủy văn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu có 10 phức hệ chứa nước, trong đó, chỉ có 2 phức hệ là tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) và phức hệ chứa nước khe nứt hệ tầng Ngòi Chi, Núi Voi (pr) là giàu nước, các phức hệ còn lại nhìn chung là nghèo nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm địa chất thuỷ văn tỉnh Phú Thọ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022 61 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN TỈNH PHÚ THỌ Đặng Thị Huệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu về đặc điểm địa chất thủy văn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu có 10 phức hệ chứa nước, trong đó, chỉ có 2 phức hệ là tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen (qp) và phức hệ chứa nước khe nứt hệ tầng Ngòi Chi, Núi Voi (pr) là giàu nước, các phức hệ còn lại nhìn chung là nghèo nước. Kết quả tính toán cho thấy tại địa bàn nghiên cứu, có thể khai thác các giếng khoan sâu 45-60m thuộc tầng chứa Pleistocen để đưa vào sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Những kết quả phân tích nước ở tầng Pleistocen cũng cho thấy độ pH, hàm lượng oxy cho các nhu cầu sinh hóa, hàm lượng Na, SO42, hàm lượng kim loại nặng ở hầu hết các địa điểm đạt tiêu chuẩn nước uống và sinh hoạt. Nghiên cứu này có giá trị khoa học và thực tiễn giúp các nhà quy hoạch, quản lý tham khảo để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ. Từ khóa: Lỗ hổng Pleistocen, phức hệ chứa nước khe nứt, tỉnh Phú Thọ. Nhận bài ngày 7.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022 Liên hệ tác giả: Đặng Thị Huệ; Email: huedialy@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Tỉnh Phú Thọ thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, có địa hình bị chia cắt, là nơi giao nhau của ba con sông lớn sông Hồng (sông Thao), sông Đà và sông Lô. Phú Thọ có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, chất lượng còn khá tốt, là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hòa môi trường khí hậu. Nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở một số địa bàn đã có biểu hiện bị ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái,... Điều này gây ảnh hưởng xấu cho sinh hoạt và phát triển sản xuất kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch... Nghiên cứu điều kiện địa chất thủy văn (ĐCTV) có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho thấy khả năng sử dụng nước dưới đất (NDĐ), một trong những thành phần cấu thành nên nguồn tài nguyên nước tại mỗi địa phương. Tỉnh Phú Thọ có vị trí và ý nghĩa kinh tế-xã hội quan trọng, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, việc nghiên cứu ĐC nói chung và ĐCTV nói riêng đã được tỉnh và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư. [1] Từ các nghiên cứu ĐCTV, là cơ sở giúp cho công tác khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước trên địa bàn nghiên cứu, nhằm tìm kiếm, khai thác được những tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt người dân và 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI phục vụ phát triển sản xuất, trong đó có các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong bài viết này, chúng tôi đã phân tích chi tiết đặc điểm địa chất thủy văn, tính toán tiềm năng trữ lượng nước dưới đất theo địa danh hành chính và theo lưu vực, từ đó xác định cụ thể được mức độ phong phú về nguồn tài nguyên nước ngầm của tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số kiến nghị khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu. 2. NỘI DUNG 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu chính của đề tài dựa trên hệ thống văn liệu, số liệu và dữ liệu bản đồ gốc, gồm: - Các số liệu, tài liệu thăm dò, khảo sát về địa chất của một số cơ quan, đơn vị; tập trung chủ yếu là Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc. Trong đó, các kiểm nghiệm thực tiễn chỉ tập trung vào khu vực tả ngạn sông Hồng nơi tập trung dân cư, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và các khu phát triển công nghiệp. [2-5] - Bản đồ ĐCTV tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000 được biên tập, thành lập trên cơ sở các dữ liệu các bản đồ gốc của cục Địa chất Khoáng sản; phòng Địa mạo, Viện Địa lí; cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam; kết hợp với một số tư liệu, dữ liệu của sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc. [5-7] 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, đề tài có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp thực địa, phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS),… Để tính trữ lượng nước dưới đất, trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là toàn bộ tầng chứa nước của tỉnh Phú Thọ, chúng tôi sử dụng khái niệm trữ lượng khai thác nước dưới đất tiềm năng (TLNDĐTN). TLNDĐTN được hiểu là khả năng khai thác tối đa từ một tầng chứa nước hay một cấu trúc địa chấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: