Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả mong muốn thông qua phân tích yếu tố địa hình, đặc điểm trắc lượng hình thái địa hình tỉnh Kon Tum và bước đầu đề xuất một số kiến nghị sử dụng địa hình Kon Tum cho mục đích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00024Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 168-176This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG LÃNH THỔ Uông Đình Khanh, Đặng Xuân Phong, Trương Phương Dung và Bùi Quang Dũng Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của vùng Tây Nguyên. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi. Ngoài ra còn có cao nguyên bazan, thung lũng địa hào, đồi bóc mòn và đồng bằng bóc mòn chân núi. Kết quả thành lập bản đồ địa mạo đã chia được 21 kiểu địa hình thuộc 5 nhóm nguồn gốc khác nhau. Kết hợp giữa bản đồ địa mạo với các bản đồ trắc lượng hình thái khác (bản đồ độ dốc, bản đồ chia cắt sâu và bản đồ chia cắt ngang); lãnh thổ tỉnh Kon Tum được chia thành 2 vùng địa mạo, 6 phụ vùng và đề xuất sử dụng lãnh thổ theo các đơn vị phụ vùng địa mạo. Từ khóa: Kon Tum, cao nguyên, đồng bằng bóc mòn chân núi.1. Mở đầu Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên9.689,61 km2, chiếm 17,7% diện tích Tây Nguyên và 2,92% diện tích toàn quốc. Dân số trung bìnhtoàn tỉnh là 473.253 người (năm 2013) chiếm 8,58% dân số Tây Nguyên và 0,51% dân số toàn quốc [1].Nằm ở ngã ba Đông Dương có chung đường biên giới với hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làovà Vương quốc Campuchia dài 280,7 km và cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương với Lào. Ngoài racòn tiếp giáp với các tỉnh trong nước bao gồm Quảng Nam ở phía Bắc, Quảng Ngãi ở phía Đông vàGia Lai ở phía Nam. Mặt khác nằm đầu dãy Trường Sơn Nam, núi non hiểm trở bao quanh, tỉnh KonTum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng đối với vùng Tây Nguyên, Duyên hải NamTrung Bộ và cả nước. Kon Tum cũng là lãnh thổ có sự phong phú và đa dạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên. Đáng chú ý là nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, đa dạng sinh học, khoáng sản cho phát triển,kinh tế - xã hội và đời sống dân cư trong tỉnh. Một trong những khó khăn của Kon Tum chính là phần lớn địa hình là núi non hiểm trở, bị chiacắt bởi các dãy núi, thung lũng và sông suối; địa hình đất dốc, tai biến liên tục xảy ra nên khó khăncho sản xuất và giao thông. Vấn đề đặt ra là sử dụng địa hình Kon Tum như thế nào cho phát triểnkinh tế vừa đạt hiệu quả, vừa đảm bảo tính bền vững của lãnh thổ. Chính vì vậy trong khuôn khổ bàibáo này, các tác giả mong muốn thông qua phân tích yếu tố địa hình, đặc điểm trắc lượng hình thái địahình tỉnh Kon Tum và bước đầu đề xuất một số kiến nghị sử dụng địa hình Kon Tum cho mục đíchphát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.Ngày nhận bài: 8/5/2014. Ngày nhận đăng: 27/3/2015.Tác giả liên lạc: Trương Phương Dung, địa chỉ e-mail: vdlphuongdungtruong@gmail.com168 Đặc điểm địa mạo tỉnh Kon Tum và một số kiến nghị định hướng sử dụng lãnh thổ2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc điểm chung của địa hình tỉnh Kon Tum2.1.1. Sơn văn và mạng lưới thủy văn Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam, địa hình thấp dần từ phía Bắcxuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình tỉnh Kon Tum khá đa dạng. - Địa hình núi: chiếm 3/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những khối và dãy núi có độ dốc rất lớn.Các núi ở tỉnh Kon Tum cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất trên nền lục địa cổ. Địa hình núi cao liền dảiphân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc chạy sang phía Đông tỉnh Kon Tum. Khối núi cao nhất là NgọcLinh có đỉnh cao 2.598 m. Ngoài ra, còn có một số ngọn núi như: Ngọc Bôn Sơn (1.939 m), NgọcKring (2.066 m) với địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối dốc. - Địa hình cao nguyên: có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh. Đâylà cao nguyên nhỏ có độ cao 1100 - 1300 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với lớp phủ bazantrên mặt bị phân cắt mạnh tạo nên địa hình dạng đồi kéo dài với độ cao tương đối 50 - 70 m, bề mặtbazan bị laterit mạnh. - Địa hình đồi: tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía Tây và thấp dần vềphía Tây Nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chư Mom Ray. - Địa hình thung lũng: có thung lũng Kon Tum nằm dọc theo sông Pô Kô, dạng lòng máng thấpdần về phía Nam. Dọc theo thung lũng có những dãy đồi lượn sóng như ở Đăk Uy, Đăk Hà và nhiềuchỗ bề mặt khá bằng phẳng như khu vực thành phố Kon Tum. Ngoài ra có thung lũng Sa Thầy đượchình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía Đông chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. Hệ thống sơn văn của Kon Tum đã quyết định cơ bản đến hệ thống mạng lưới thủy văn của tỉnh. - Kon Tum là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về duyên hải miền Trung nước ta ...