Danh mục

Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Quốc Tuấn – huyện An Lão Hải Phòng năm 2013

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại cộng đồng dân cư xã Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng năm 2013; Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở các bệnh nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Quốc Tuấn – huyện An Lão Hải Phòng năm 2013 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH HEN PHẾ QUẢN TẠI XÃ QUỐC TUẤN – HUYỆN AN LÃO HẢI PHÕNG NĂM 2013 Nguyễn Quang Chính, Phạm Huy Quyến Trung tâm Truyền thông GDSK Thành phố Hải Phòng Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh hen phế quản ở cộng đồng dân cư xã Quốc Tuấn - huyện An Lão - Hải Phòng năm 2014 được tiến hành bằng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, với 2.484 hộ dân, 6.649 người trên >16 tuổi; trong đó có 3.216 nam và 3.433 nữ được điều tra trực tiếp tại hộ gia đình, kết hợp với khám bệnh, phỏng vấn sâu 255 bệnh nhân (BN). Kết quả thu được: tỷ lệ mắc bệnh hen ở người trưởng thành của cộng đồng là 3,84%, nam là 3,64%, nữ 4,02%; bệnh có thể xuất hiện lần đầu ở mọi lứa tuổi, số làm nông nghiệp 71,4%; trình độ văn hóa từ THCS trở xuống (81,9%); bệnh có tính chất mạn tính, kéo dài nhiều năm; đa số bệnh nhân (37,6%) có cơ địa dị ứng bản thân hoặc cơ địa gia đình mắc bệnh hen (40,8%), các yếu tố thúc đẩy cơn hen xuất hiện bao gồm cả dị nguyên là: thay đổi thời tiết (76,5%), gắng sức 40,4%, nhiễm lạnh (34,1%), nhiễm khuẩn hô hấp, khói thuốc, bụi, thức ăn; Hen nặng chiếm 18,8% số bệnh nhân, hen kiểm soát hoàn toàn chỉ đạt 4,3%. 1. Đặt vấn đề Hen phế quản hiện đang là bệnh xã hội mang tính toàn cầu, bởi tỷ lệ mắc cao, gia tăng nhanh và ảnh hưởng đến sức khoẻ tính mạng. Việt Nam chưa có nghiên cứu điều tra tổng thể tỷ lệ mắc hen trên phạm vi cả nước và chương trình điều trị kiểm soát hen tại cộng đồng theo GINA mới được triển khai và hầu như còn ít các nghiên cứu đánh giá tính phổ biến cũng như hiệu quả của họạt động đó. Do vậy nghiên cứu tình hình mắc hen, đặc điểm của bệnh, tại các địa phương, vùng miền, để kịp thời kiến nghị các giải pháp hợp lý nhằm tăng cường công tác phòng chống bệnh hen ở địa phương, đó cũng như góp phần vào công tác phòng chống hen. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản tại xã Quốc Tuấn huyện An Lão Hải Phòng năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại cộng đồng dân cư xã Quốc Tuấn, An Lão, Hải Phòng năm 2013. 2.2. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở các bệnh nhân. 128 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Toàn bộ người trưởng thành >16 tuổi xã Quốc Tuấn - An Lão - Các bệnh nhân hiện mắc hen phế quản. 3.2. Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2013 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang - Các kỹ thuật thu thập số liệu cơ bản là phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia đình, phỏng vấn sâu bệnh nhân, thu thập các kết quả liên quan. - Công cụ nghiên cứu gồm phiếu điều tra, được xây dựng phù hợp nhóm đối tượng nghiên cứu, dụng cụ khám bệnh… 3.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu được xác định theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ngang mô tả: p (1-p) n = Z21- /2. _____ (1) (p ) 2 Trong đó: n: Là cỡ mẫu; Z21- /2: Là hệ số tin cậy, lấy giá trị 1,96 (tương ứng với độ tin cậy 95%), p = 0,03: Tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng của các nghiên cứu trước; q = 1 – p: Mức độ sai khác lớn nhất của nghiên cứu so với thực tế, lấy = 0,3. Tính theo công thức cỡ mẫu điều tra là 1.380 người, để tăng độ tin cậy chúng tôi điều tra toàn bộ người trưởng thành hiện sống tại xã với 6.649 người trưởng thành > 16 tuổi. Cách chọn mẫu: Theo phương pháp chọn mẫu toàn thể (lập danh sách toàn bộ hộ gia đình trong xã, sau đó điều tra phát hiện người bệnh ở từng hộ gia đình cho đến hết). 3.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân hen phế quản: - Toàn bộ bệnh nhân hiện mắc hen qua điều tra, sống tại địa phương 129 - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh hen phế quản (theo hướng dẫn của GINA về chẩn đoán hen tại cộng đồng): + Hen điển hình khi hiện tại hay trong tiền sử có 4 triệu chứng, dấu hiệu sau: Cơn khó thở tái đi tái lại nhiều lần, thở khò khè cò cử tái phát nhiều lần; ho dai dẳng kèm khạc đờm trắng tái phát; nặng ngực tái phát nhiều lần. Các dấu hiệu trên thường xảy ra trong hoàn cảnh giống nhau như thay đổi thời tiết, gắng sức, tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, cơn khó thở hay xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và gần sáng, có thể tự hồi phục. + Trường hợp hen không điển hình khi người bệnh chỉ có khò khè dai dẳng, ho dai dẳng tái phát, nặng ngực kết hợp với tiền sử bản thân, gia đình có cơ địa mắc hen hoặc bệnh dị ứng, hoặc khi đó có kết quả điều trị đáp ứng tốt với thuốc corticoid hoặc thuốc giãn ph ...

Tài liệu được xem nhiều: