Danh mục

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh tay chân miệng nặng (độ 3 và 4) được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.90 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân tay chân miệng nặng độ 3 và 4. Nghiên cứu thực hiện trên nhiều trường hợp bệnh nhân dưới 16 tuổi bị bệnh tay chân miệng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh tay chân miệng nặng (độ 3 và 4) được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN  ĐẾN TỬ VONG CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG (ĐỘ III VÀ IV)  ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2011  Nguyễn Bạch Huệ*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh  nhân tay chân miệng nặng độ III và IV.   Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả nhiều trường hợp bệnh nhân dưới 16 tuổi bị bệnh TCM độ III  hoặc độ IV có RT‐PCR dương tính với Enterovirus (EV) và Enterovirus 71 (EV71) trong phết họng và phân,  nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2011. Những bệnh nhân không làm xét nghiệm, tử vong trước nhập viện hoặc  không tìm được tác nhân được loại ra khỏi nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được thu thập các dữ kiện: tuổi, giới,  nơi cư ngụ; các biểu hiện lâm sàng như sinh hiệu, sang thương da niêm, triệu chứng tiêu hóa, thần kinh, hô hấp,  tim mạch. Các xét nghiệm cận lâm sàng: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đường huyết, ion đồ, chức năng gan, thận,  lactate máu, khí máu động mạch, creatine kinase (CK), troponin I và các xét nghiệm sinh hóa, tế bào trong dịch  não tủy.   Kết quả: 272 bệnh nhân (62,5% nam; 37,5% nữ) với 201 (73,9%) độ III và 71 (26,1%) độ IV phù hợp tiêu  chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 23,61 ± 13,28 tháng. Tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu  là 10,3%; tập trung vào ngày 3 – 4 của bệnh. Các yếu tố lâm sàng liên quan tử vong được xác định có ý nghĩa  thống kê như: không sang thương da [OR = 0,19 (0,10 – 0,81)]; mạch nhanh > 170 l/ph [OR = 22,47 (6,57 –  76,92)]; triệu chứng mắt (rung giật nhãn cầu, lé, đảo mắt) [OR = 7,20 (1,52 – 34,01)]; cơn ngừng thở [OR= 0,17  (0,04 – 0,72)]; hôn mê sâu (GCS ≤ 10 điểm) [OR= 5,57 (2,46 – 12,61)]; cao huyết áp [OR= 0,21 (0,09 – 0,50)];  vã mồ hôi, lạnh toàn thân hay khu trú [OR= 10,28 (4,41 – 2,96)]; sốc [OR= 40,08 (11,57 – 138,89)]; phù phổi  [OR= 52,89 (17,56 – 159,36)]; tím tái/SpO2   16000/mm3  [OR=  3,62  (1,39  –  5,91)];  đường  huyết  cao  (>7,03  mmol/L) [OR= 16,84 (2,47 – 44,55)]; troponin I dương tính [OR=24,44 (13,02 – 73,09)]; PaO2/FiO2 5 mmol/L [OR= 15,04 (5,71 – 34,65)]. Trong đó, EV71 tìm thấy chiếm tỉ lệ  45,22% nhưng không là yếu tố liên quan đến tử vong. Phân tích đa biến hồi qui logistic chỉ có 3 yếu tố có liên  quan  đến  tử  vong  là:  mạch  nhanh  >  170  l/ph  [OR=  9,81  (1,07  –  89,59)];  phù  phổi  cấp  [OR=  24,71  (2,29  –  265,81)] và troponin I dương [OR=37,88 (2,23 – 641,86)].   Kết  luận:  Các  bác  sĩ  lâm  sàng  nên  chú  ý  các  yếu  tố:  Mạch  nhanh  trên  170  lần/phút,  phù  phổi  cấp  và  troponin I dương tính là những yếu tố có liên quan đến tử vong ở bệnh nhân tay chân miệng nặng. Việc xác  định sớm những yếu tố trên giúp các nhà lâm sàng tiếp cận đúng, tiên lượng và xử trí kịp thời nhằm hạn chế tử  vong cho bệnh nhi.   * Bệnh viện Nhi Đồng 1.  Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Bạch Huệ, ĐT: 0983700036, Email: bachue4@yahoo.com.vn  246 Chuyên Đề Ngoại Nhi   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học ABTRACT  EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS, CLINICAL MANIFESTATIONS, LABORATORY TEST  RESULTS AND MORTALITY‐ RELATED FACTORS OF SEVERE HAND FOOT MOUTH DISEASE  (GRADE III,IV) IN CHILDREN HOSPITAL 1 IN 2011  Nguyen Bach Hue * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 245 ‐ 254  Objective: Determine the epidemiological characteristics, clinical manifestations, laboratory test results and  other mortality ‐ related factors in pediatric patients with severe HFMD grade III and IV.  Method: We  retrospectively  studied  pediatric  patients  (below  16  years  old)  hospitalized  in  Children’s  Hospital 1 during 2011 with HFMD diagnosis grade III and IV and RT‐PCR positive for enterovirus (EV)  and  enterovirus  71  (EV71)  in  throat  swabs  and  stool.  Patients  who  are  not  tested,  death  before  hospitalization or can not find pathogens were excluded from the study. Collected data are: age, sex, place of  residence; clinical manifestations such as vital signs, skin and mucous lesions, gastrointestinal, neurological,  respiratory  and  cardiovascular  symptoms;  laboratory  test  results  such  as  red  blood  cells,  white  blood  cells,  platelets, glycemia, electrolytes, liver and kidney function, lactate, blood gas, creatine kinase (CK), troponin I  and cerebrospinal fluid test.  Results: 272 patients (62.5% male; 37.5% female) with 201 (73.9%) grade III and 71 (26.1%) grade IV who  met criteria were enrolled in the study. Mean age is 23.61 ± 13.28 months. Mortality is 10.3% and deaths mainly  occurred in 3rd and 4th day of the disease history. Clinical manifestations associated with mortality which are  statistical  significance  are:  Absent  skin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: