Danh mục

ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU TRẺ EM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.95 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm máu thời kỳ bào thai Sự tạo máu bắt đầu rất sớm, vào cuối tuần thứ hai của thai kỳ. Những ổ máu đầu tiên phát sinh từ những đảo nhỏ ở túi rốn. Các đảo này được biệt hóa : tế bào ngoài trở thành liên bào của mạch máu, các tế bào trong trở thành tế bào máu. Tế bào máu đầu tiên là nguyên hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste) có chứa huyết sắt tố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU TRẺ EM ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU TRẺ EMMục tiêu 1. Nhận biết đặc điểm máu trong thời kỳ bào thai và sau khi sinh.2. Ghi nhận đặc điểm máu ngoại biên ở trẻ em.3. Phân tích được tính chất vật lý của máu.1. Đặc điểm máu thời kỳ bào thaiSự tạo máu bắt đầu rất sớm, vào cuối tuần thứ hai của thai kỳ. Những ổ máu đầutiên phát sinh từ những đảo nhỏ ở túi rốn. Các đảo này được biệt hóa : tế bào ngoàitrở thành liên bào của mạch máu, các tế bào trong trở thành tế bào máu. Tế bàomáu đầu tiên là nguyên hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste) có chứa huyết sắt tố.Đến tuần lễ thứ năm của thai kỳ, một phần bọc tá tr àng biệt hóa thành gan và bắtđầu có sự tạo máu ở gan. Lúc này gan đã cấu tạo đủ các loại tế bào máu nhưng chủyếu là dòng hồng cầu, còn dòng bạch cầu và tiểu cầu thì ít hơn . Chức năng cấu tạomáu của gan mạnh nhất trong 5 tháng đầu của thai kỳ, sau đó yếu dần rồi ngưnghẳn sau sinh.Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tủy xương bắt đầu sản xuất ra máu . Đến tháng thứ 5,khi chức năng tạo máu của gan yếu đi, tủy xương phát triển và sản xuất máu mạnhnhất cho tới lúc sinh và giữ vai trò chủ yếu về tạo máu.Vào tháng thứ 4, lách cũng tham gia vào quá trình tạo máu, chủ yếu là sản sinh tếbào lympho và một ít hồng cầu.2. Đặc điểm máu trẻ em sau khi sinhSau khi sinh, tủy xương là cơ quan sản xuất máu duy nhất. Sự tạo máu ở trẻ em rấtmạnh để đáp ứng với sự phát triển nhanh của cơ thể.Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh nhưng không ổn định. Do đó, bất kỳ nguyên nhângây bệnh nào cũng dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu. Trẻ em dễ bị thiếu máu nhưngđồng thời cũng dễ phục hồi. Hệ thống bạch huyết trẻ em cũng dễ phản ứng với cácnguyên nhân gây bệnh. Khi bị thiếu máu nặng, tủy vàng ở thân xương dài dễ trởthành tủy đỏ để tạo máu và hoạt động mạnh.Ngoài ra các cơ quan tạo máu dễ bị loạn sản khi bị một bệnh máu, chúng sản sinhcác tế bào máu loạn sản giống như trong thời kỳ bào thai và gây phản ứng gan,lách, hạch to lên.3. Đặc điểm máu ngoại vi trẻ em3.1. Hồng cầu3.1.1. Số lượng hồng cầu : thay đổi theo tuổi- Trẻ mới sinh đủ tháng số l ượng hồng cầu rất cao, khoảng 4.5 - 6 triệu/ µL ,nhưng sau đó số lượng bắt đầu giảm nhanh. Vào ngày thứ 2 - 3 khi có hiện tượngvàng da sinh lý, hồng cầu bị vỡ một số, số lượng hồng cầu cũng giảm. Đến hếtthời kỳ sơ sinh, số lượng hồng cầu khoảng 4 - 4.5 triệu/µL .- Ở trẻ dưới 1 tuổi , số lượng hồng cầu còn giảm, nhất là từ 6 - 12 tháng, hồng cầucòn khoảng 3 - 3.5 triệu/µL. Nguyên nhân là do trẻ lớn nhanh trong thời kỳ này, sựtạo máu chưa đáp ứng, chức năng tiêu hóa còn kém, có thể thiếu một số yếu tố tạomáu như sắt. Đây còn gọi là hiện tượng thiếu máu sinh lý.- Ở trẻ >1tuổi, số lượng hồng cầu dần dần ổn định.Trên 2 tuổi ổn định khoảng 4triệu/µL.3.1.2. Các chỉ số hồng cầu :- Thể tích hồng cầu trung bình (MCV : Mean corpuscular volume ) = 108 ± 5 fL Số lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu-: ( MCH : Mean corpuscularhemoglobin) = 30 Pg- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu = 32 - 34 g/dL( MCHC : Mean corpuscular hemoglobin concentration).3.2. Huyết sắc tố (Hb) :3.2.1. Số lượng Hb : Ở trẻ sơ sinh cao từ 17 - 19 g/dl máu, sau đó giảm dần.- Ở trẻ < 1 tuổi, Hb giảm, nhất là 6 -12 tháng, lượng Hb còn 10 - 12 g/dl máu. Lúcnày trẻ có hiện tượng thiếu sắt do sắt dự trữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hếtvà khả năng hấp thu sắt của trẻ này còn kém.- Ở trẻ trên 1 tuổi, lượng Hb tăng dần. Trên 3 tuổi thì ổn định từ 14 - 14.5 g/dlmáu.3.2.2.Thành phần Hb : Sau khi sinh, Hb bào thai (HbF) khoảng 45 - 80%, sau đógiảm nhanh và được thay bằng Hb trưởng thành (HbA). Lúc mới sinh, HbAkhoảng 30%, tăng nhanh trong vài tháng. Đến 4 tuổi, HbF chỉ còn < 2% và HbAchiếm 98%.3.3. Bạch cầu :3.3.1. Số lượng bạch cầu thay đổi nhiều, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao 10 – 30 ×103/ µL. Sơ sinh mới đẻ : 10 – 12 ×103/ µL. 7 - 15 ngày : 11×103/ µL. Bú mẹ : 8×103/ µL. Trên 1 tuổi :3.3.2. Công thức bạch cầu thay đổi theo lứa tuổi :3.4. Tiểu cầu : Số lượng tiểu cầu ít thay đổi :- Ở trẻ sơ sinh, số lượng tiểu cầu từ 100 – 400 × 103/ µL.- Ngoài tuổi sơ sinh, khoảng 150 – 300× 103 / µL.4. Một số tính chất vật lý của máu :4.1. Khối lượng máu : thay đổi theo tuổi : Sơ sinh khoảng 14% trọng lượng cơ thể. : Dưới 1 tuổi khoảng 11% trọng lượng cơ thể. : Trẻ lớn 7 - 8% trọng lượng cơ thể. ...

Tài liệu được xem nhiều: