Danh mục

Đặc điểm Hen Phế Quản

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.70 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính ( N ) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm.Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm Hen Phế Quản Hen Phế Quản1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa và phân loại:1.1.1. Định nghĩa:Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiềuloại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu áitoan ( E ), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính ( N ) và các tế bàobiểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm.Quá trình viêm này gây khó thở rít, ho, tức ngực từng đợt tái diễn, thường bị vềđêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồiphục hoặc do điều trị. Quá trình viêm này hay đi kèm theo tăng tính phản ứng phếquản với nhiều tác nhân kích thích gây co thắt cơ trơn phế quản.1.1.2. Phân loại:- Hen ngoại sinh ( hen dị ứng ) khởi phát từ khi còn trẻ ( hen sớm ), thường kèmvới eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen hoặc tạng Atopic, testda dương tính với dị nguyên.- Hen nội sinh ( hen nhiễm trùng ) là những trường hợp hen không do dị ứngthường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng daidẳng, test da âm tính, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen ( trừ nhiễm trùng vàAspyrin ), IgE máu bình thường.1. 2. Cơ chế bệnh sinh:1. 2.1. Tăng tính phản ứng của phế quản:Ở các bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đápứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu củatăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác độngtrực tiếp nên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hoáhọc.Các chất trung gian hoá học như: Histamin, Bradykinin, Leucotriene C, D, E vàcác yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, mộtsố protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá huỷ biểu mô phế quản.1.2.2. Tế bào viêm và các trung gian hoá học:Đây là giả thuyết phổ biến nhất hiện nay. các tế bào viêm ( Mast., E, B, LT…) gi ảiphóng các men, yếu tố hoá ứng động, các trung gian hoá học, các Cytokin, tácđộng trực tiếp lên cơ trơn phế quản, gây phản ứng viêm,. phù nề, co thắt và thànhcơn hen.1.2.3. Cơ chế thần kinh: mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật ( thần kinh tựđộng )- Hệ thần kinh tự động ở đường thở, có 3 thành phần là:+ Hệ phó giao cảm và chất trung gian là Axetylcholin, gây co thắt phế quản.+ Hệ giao cảm, chất trung gian là: Adrenalin gây giãn phế quản.+ Hệ không giao cảm và không phó giao cảm ( NANC ).1.2.4. Các yếu tố kích thích:- Nhiễm khuẩn, virut ( đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên )- Hít phải dị nguyên : bụi nhà ( 44% ), bụi lông gia súc, gia cầm, bụi xác côntrùng, nấm mốc, phấn hoa…- Bụi ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết ( như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sươngmù, đặc biệt khi trời lạnh và khô ) hút thuốc thụ động.- Một số thuốc: Aspirin, thuốc giảm đau Nonsteroide làm bùng nổ cơn hen.- Gắng sức.- Một số loại thức ăn: tôm, cua , cá…- Nghề nghiệp: tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ…- Tâm lý: vui buồn quá độ có thể kích thích gây cơn hen.- Nội tiết: một số trường hợp hen liên quan với khi có thai và kinh nguyệt.- Phản xạ dạ dầy thực quản: trào ngược dịch dạ dầy.2. Triệu chứng lâm sàng:2.1.Triệu chứng lâm sàng cơn hen điển hình:- Khó thở cơn chậm, rít thường về đêm. Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổmũi, ho khan, tức ngực. Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay ,há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn ho tăng dần, khạcđờm trắng, dính quánh, nh ư bột sắn chín. Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy mủ màuvàng hoặc xanh, càng khạc đờm ra càng đỡ dần và hết cơn. Ngoài cơn vẫn làmviệc bình thường.- Khám phổi trong cơn: gõ vang, rung thanh bình thường, rì rào phế nang giảm, córan rít, ran ngáy ( tuỳ mức độ ) ở khắp 2 phổi.2. 2. Các loại cơn hen:- Cơn kịch phát: cơn điển hình khó thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phútđến hàng giờ ( 1-3 giờ )- Cơn liên tục: khó thở chậm rít, kéo dài 4 – 5 giờ đến một vài ngày.- Cơn ác tính: cơn liên tục nặng trên 24 giờ do tắc nghẽn phế quản tận, điều trịbằng thuốc hen thông thường không kết quả, biến chứng suy hô hấp , suy tim phải,tử vong.3. Cận lâm sàng:- Công thức máu: E tăng trên 10%. Nếu bội nhiễm bạch cầu tăng, N tăng.- X quang: hình ảnh giãn phổi cấp ( trong cơn hen : phổi tăng sáng, gian sườngiãn, vòm hoành hạ thấp và dẹt, tăng kích thước khoảng sáng sau tim ).- Xét nghiệm đờm có: E , tế bào phế quản , tinh thể Charcot-Leyden .- Chức năng hô hấp: rối loạn thông khí tắc nghẽn có hồi phục hoặc rối loạn hỗnhợp .Nếu hen điển hình thì chẩn đoán hen dựa vào các triệu chứng lâmsàng .Nhưng tiêuchuẩn khách quan để chẩn đoán hen phế quản là bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thởhay thay đổi:+ Test hồi phục phế quản: là cách đơn giản nhất để khẳng định chẩn đoán.Đo FEV1 , sau đó xịt 2 nhát Salbbutamol liều 200mg – 300mg. Sau 30 phút ...

Tài liệu được xem nhiều: