Đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 436.70 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh trình bày kết quả cho thấy từ tháng 11/2010 đến tháng 06/2011, 21 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh được chỉ định can thiệp nội mạch khi hình ảnh siêu âm của tĩnh mạch tinh có đường kính lớn nhất trước khi làm nghiệm pháp Valsalva dao động từ 2 - 2,5mm, sau khi làm nghiệm pháp dao động từ 3,4 - 5mm, tương ứng với giãn độ II là 28,57%, độ III là 71,43%,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM TRIPPLEX VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NÚT MẠCH TRONG GIÃN TĨNH MẠCH TINH Nguyễn Duy Hùng1, Trần Công Hoan1, Trịnh Văn Tuấn2 1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2Trường Đại học Y Hà Nội Giãn tĩnh mạch tinh là bệnh thường gặp ở nam giới khỏe mạnh, gây nên tình trạng hiếm muộn có con, thậm chí vô sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị. Cho tới nay, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và siêu âm Doppler màu. Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh. Kết quả cho thấy từ tháng 11/2010 đến tháng 06/2011, 21 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh được chỉ định can thiệp nội mạch khi hình ảnh siêu âm của tĩnh mạch tinh có đường kính lớn nhất trước khi làm nghiệm pháp Valsalva dao động từ 2 - 2,5mm, sau khi làm nghiệm pháp dao động từ 3,4 - 5mm, tương ứng với giãn độ II là 28,57%, độ III là 71,43%. Tỷ lệ can thiệp nút mạch thành công cao, đạt 92,4 - 96%. Thời gian nằm viện và hồi phục sau điều trị ngắn, trung bình 1,1 ± 0,3 ngày. Biến chứng trong quá trình can thiệp là rách thành mạch (4,76%) và trôi hóa chất gây xơ (9,52%). Theo dõi sau điều trị 3 tháng thấy thể tích tinh hoàn giảm nhiều nhất là 1,6cm³ so với trước khi điều trị, đường kính tĩnh mạch tinh giảm trung bình -1,32 ± 0,08mm, tốc độ dòng chảy giảm trung bình -0,39 ± 0,21mm sau khi làm nghiệm pháp Valsalva với p < 0,05. Từ khóa: giãn tĩnh mạch tinh, siêu âm Doppler màu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh thường gặp ở nam giới, chiếm khoảng 8 - 23 % nam giới khỏe mạnh và khoảng 40% trường hợp bệnh nhân đến khám vì hiếm muộn. Việc chẩn đoán xác định hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và siêu âm Doppler màu [1]. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh có nhiều phương pháp như phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng, mổ mở hoặc điện quang can thiệp nút mạch. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn có tỷ lệ tái phát và biến chứng như tràn dịch màng tinh hoàn, teo tinh hoàn, tổn thương mạch... Với sự tiến bộ của điện quang can thiệp, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng can thiệp nút mạch ngày càng được áp dụng rộng rãi và được coi Địa chỉ liên hệ: Trịnh văn Tuấn, bộ môn Ngoại, trường như một phương pháp ít xâm hại nhưng rất hiệu quả vì tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ tái phát và biến chứng thấp [2]. Tại Việt Nam, chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng phương pháp điện quang can thiệp đã dần được áp dụng ở các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Bạch Mai. Mặc dù vậy, các đặc điểm hình ảnh của giãn tĩnh mạch tinh trên siêu âm Doppler màu cũng như kết quả điều trị của phương pháp điện quang can thiệp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy đề tài được tiến hành với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nội mạch trong giãn tĩnh mạch tinh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Email: tuan_thuy@yahoo.com Bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh đến khám và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Ngày nhận: 26/03/2013 Bạch Mai từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 06 Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 năm 2011. Đại học Y Hà Nội 88 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tiêu chuẩn lựa chọn: dõi được trong thời gian tối thiểu 3 tháng. - Bệnh nhân nam, không phân biệt lứa tuổi. 2. Phương pháp: mô tả tiến cứu. - Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện được trên lâm sàng. Kỹ thuật thực hiện Nghiên cứu thực hiện trên máy siêu âm - Chẩn đoán xác định giãn tĩnh mạch tinh trên siêu âm Doppler màu. - Chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Logig P5 của hãng GE (Mỹ), có siêu âm Doppler màu, đầu dò cong lồi 3,5 MHz và đầu dò phẳng 7MHz. Các chỉ tiêu nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ: - Tuổi, triệu chứng lâm sàng. - Nghi ngờ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm - Đánh giá mức độ và phân độ giãn tĩnh sàng nhưng không có dấu hiệu giãn trên siêu mạch tinh trên lâm sàng theo phân độ của Tổ chức Y tế Thế giới [3]. âm Tripplex. - Không được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch. - Bệnh nhân không tái khám, không theo - Đánh giá mức độ và phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên siêu Doppler theo phân độ của Cornud [4] (bảng 1). Bảng 1. Phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng và siêu âm Doppler màu Giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng [3] Giãn tinh mạch tĩnh trên siêu âm Doppler màu [4] I Sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi làm nghiệm pháp Valsalva. Dòng trào ngược tồn tại dưới 1 giây và được coi như dòng trào ngược sinh lý. II Sờ thấy bùi tĩnh mạch giãn khi nghỉ ngơi nhưng không nhìn thấy. Dòng trào ngược tồn tại dưới 2 giây, giảm dần trong khi làm nghiệm pháp Valsalva và biến mất trước khi kết thúc nghiệm pháp. III Búi tĩnh mạch giãn có thể sờ và nhìn thấy khi nghỉ ngơi. Dòng trào ngược tồn tại trên 2 giây, có hình cao nguyên trong suốt thời gian làm ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM TRIPPLEX VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NÚT MẠCH TRONG GIÃN TĨNH MẠCH TINH Nguyễn Duy Hùng1, Trần Công Hoan1, Trịnh Văn Tuấn2 1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2Trường Đại học Y Hà Nội Giãn tĩnh mạch tinh là bệnh thường gặp ở nam giới khỏe mạnh, gây nên tình trạng hiếm muộn có con, thậm chí vô sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị. Cho tới nay, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và siêu âm Doppler màu. Mục tiêu của đề tài nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nút mạch trong giãn tĩnh mạch tinh. Kết quả cho thấy từ tháng 11/2010 đến tháng 06/2011, 21 bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh được chỉ định can thiệp nội mạch khi hình ảnh siêu âm của tĩnh mạch tinh có đường kính lớn nhất trước khi làm nghiệm pháp Valsalva dao động từ 2 - 2,5mm, sau khi làm nghiệm pháp dao động từ 3,4 - 5mm, tương ứng với giãn độ II là 28,57%, độ III là 71,43%. Tỷ lệ can thiệp nút mạch thành công cao, đạt 92,4 - 96%. Thời gian nằm viện và hồi phục sau điều trị ngắn, trung bình 1,1 ± 0,3 ngày. Biến chứng trong quá trình can thiệp là rách thành mạch (4,76%) và trôi hóa chất gây xơ (9,52%). Theo dõi sau điều trị 3 tháng thấy thể tích tinh hoàn giảm nhiều nhất là 1,6cm³ so với trước khi điều trị, đường kính tĩnh mạch tinh giảm trung bình -1,32 ± 0,08mm, tốc độ dòng chảy giảm trung bình -0,39 ± 0,21mm sau khi làm nghiệm pháp Valsalva với p < 0,05. Từ khóa: giãn tĩnh mạch tinh, siêu âm Doppler màu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh thường gặp ở nam giới, chiếm khoảng 8 - 23 % nam giới khỏe mạnh và khoảng 40% trường hợp bệnh nhân đến khám vì hiếm muộn. Việc chẩn đoán xác định hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và siêu âm Doppler màu [1]. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh có nhiều phương pháp như phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng, mổ mở hoặc điện quang can thiệp nút mạch. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn có tỷ lệ tái phát và biến chứng như tràn dịch màng tinh hoàn, teo tinh hoàn, tổn thương mạch... Với sự tiến bộ của điện quang can thiệp, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng can thiệp nút mạch ngày càng được áp dụng rộng rãi và được coi Địa chỉ liên hệ: Trịnh văn Tuấn, bộ môn Ngoại, trường như một phương pháp ít xâm hại nhưng rất hiệu quả vì tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ tái phát và biến chứng thấp [2]. Tại Việt Nam, chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng phương pháp điện quang can thiệp đã dần được áp dụng ở các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Bạch Mai. Mặc dù vậy, các đặc điểm hình ảnh của giãn tĩnh mạch tinh trên siêu âm Doppler màu cũng như kết quả điều trị của phương pháp điện quang can thiệp vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy đề tài được tiến hành với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm Tripplex và đánh giá kết quả điều trị can thiệp nội mạch trong giãn tĩnh mạch tinh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Email: tuan_thuy@yahoo.com Bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh đến khám và điều trị tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Ngày nhận: 26/03/2013 Bạch Mai từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 06 Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 năm 2011. Đại học Y Hà Nội 88 TCNCYH 83 (3) - 2013 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tiêu chuẩn lựa chọn: dõi được trong thời gian tối thiểu 3 tháng. - Bệnh nhân nam, không phân biệt lứa tuổi. 2. Phương pháp: mô tả tiến cứu. - Giãn tĩnh mạch tinh phát hiện được trên lâm sàng. Kỹ thuật thực hiện Nghiên cứu thực hiện trên máy siêu âm - Chẩn đoán xác định giãn tĩnh mạch tinh trên siêu âm Doppler màu. - Chỉ định điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Logig P5 của hãng GE (Mỹ), có siêu âm Doppler màu, đầu dò cong lồi 3,5 MHz và đầu dò phẳng 7MHz. Các chỉ tiêu nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ: - Tuổi, triệu chứng lâm sàng. - Nghi ngờ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm - Đánh giá mức độ và phân độ giãn tĩnh sàng nhưng không có dấu hiệu giãn trên siêu mạch tinh trên lâm sàng theo phân độ của Tổ chức Y tế Thế giới [3]. âm Tripplex. - Không được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch. - Bệnh nhân không tái khám, không theo - Đánh giá mức độ và phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên siêu Doppler theo phân độ của Cornud [4] (bảng 1). Bảng 1. Phân độ giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng và siêu âm Doppler màu Giãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng [3] Giãn tinh mạch tĩnh trên siêu âm Doppler màu [4] I Sờ thấy búi tĩnh mạch giãn khi làm nghiệm pháp Valsalva. Dòng trào ngược tồn tại dưới 1 giây và được coi như dòng trào ngược sinh lý. II Sờ thấy bùi tĩnh mạch giãn khi nghỉ ngơi nhưng không nhìn thấy. Dòng trào ngược tồn tại dưới 2 giây, giảm dần trong khi làm nghiệm pháp Valsalva và biến mất trước khi kết thúc nghiệm pháp. III Búi tĩnh mạch giãn có thể sờ và nhìn thấy khi nghỉ ngơi. Dòng trào ngược tồn tại trên 2 giây, có hình cao nguyên trong suốt thời gian làm ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đặc điểm hình ảnh Hình ảnh siêu âm Tripplex Kết quả điều trị Điều trị can thiệp nút mạch Giãn tĩnh mạch tinhTài liệu liên quan:
-
8 trang 15 0 0
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X-Quang và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh lý viêm quanh chóp mạn
8 trang 14 0 0 -
6 trang 14 0 0
-
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ XẠ PHẪU GAMMA KNIFE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
12 trang 13 0 0 -
Khảo sát cấu trúc vi thể thành tĩnh mạch tinh của những bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh
4 trang 13 0 0 -
Hình ảnh và vai trò của hình ảnh trong truyền hình
18 trang 12 0 0 -
7 trang 12 0 0
-
5 trang 12 0 0
-
Tìm hiểu các nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới
10 trang 11 0 0 -
Kết quả điều trị vi phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua 520 trường hợp tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
6 trang 11 0 0