Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.18 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi 6 - 10, chủ yếu do vật sắc nhọn kim loại và thực vật gây ra. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính rất thấp. Khả năng phát hiện tác nhân gây bệnh từ dịch kính cao hơn thủy dịch. Vi khuẩn Gram (+) là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Bài viết mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ emT¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MỦ NỘI NHÃNSAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EMNguyễn Thị Ngọc Ánh1; Đỗ Như Hơn1; Thẩm Trương Khánh Vân1TÓM TẮTMục đích: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn sau vết thươngxuyên nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu không cónhóm chứng trên 30 bệnh nhân trẻ em < 16 tuổi, được điều trị viêm mủ nội nhãn sau vếtthương xuyên nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả: tuổi trung bình 8,03 ± 3,99,nhiều nhất ở nhóm 6 - 10 tuổi. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu do tác nhân thực vật(n = 11) và tác nhân kim loại (n = 11). 27 mắt (90%) có vết thương xuyên giác mạc, chủ yếu làvết thương < 5 mm (n = 24). 25 mắt (83,3%) đục dịch kính độ 5. Trên siêu âm, 28 mắt (93,3%)vẩn đục dịch kính dày đặc thành đám, 1 mắt (3,3%) có dấu hiệu dày lên của hắc mạc. Hoại tửvõng mạc thường dưới một góc phần tư (n = 26). 16 mắt (53,3%) có áp xe hắc võng mạc trênmột góc phần tư. 6 mắt có bong võng mạc. Xét nghiệm vi sinh trực tiếp dương tính gặp 93,3%(n = 29), 63,3% vi khuẩn Gram (+). Trực khuẩn là tác nhân gây bệnh thường gặp (n = 20). Bệnhphẩm dịch kính có tỷ lệ xét nghiệm vi sinh dương tính cao hơn thủy dịch (p = 0,002). Kết quảnuôi cấy dương tính rất thấp (n = 1), phân lập được phế cầu. Kết luận: viêm mủ nội nhãn sauvết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi 6 - 10, chủ yếu do vật sắc nhọn kimloại và thực vật gây ra. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính rất thấp. Khả năng phát hiện tác nhân gâybệnh từ dịch kính cao hơn thủy dịch. Vi khuẩn Gram (+) là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu.* Từ khóa: Viêm mủ nội nhãn; Vết thương xuyên nhãn cầu; Trẻ em.Clinical and Paraclinical Features of Pediatric Post-TraumaticEndophthalmitisSummaryObjectives: To describe clinical features, ultrasound results, Gram stain and culture results ofendophthalmitis in pediatric penetrating ocular injuries. Subjects and methods: Prospective,non-controlled study. Case series of 30 eyes presenting with post-traumatic endophthalmitisbetween 2015 and 2016 were reviewed. Results: Mean age at presentation was 8.03 ± 3.99 years.Metallic and organic etiologies were the most common causes for injuries (n = 11). 27 cases hadpenetrating corneal trauma. Dense opaque vitreous was seen in 25 eyes as grade 5. Retinalnecrosis below one quadrant and chorioretinal abscess above one quadrant were the mostcommon fundus lesions. 6 eyes presented with retinal detachment. Dense vitreous opacity onultrasound was the most common in our cases (n = 28). Gram stain positivity was 93.3%. Gram-positivebacteria were isolated in 63.3%. Vitreous samples were more often positive than aqueous (p = 0,002).1. Bệnh viện Mắt Trung ươngNgười phản hồi (Corresponding): Thẩm Trương Khánh Vân (vankhanhvnio@gmail.com)Ngày nhận bài: 08/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/11/2018Ngày bài báo được đăng: 15/11/201882T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018Culture was positive only in 1 case of Streptococcus pneumoniae. Conclusion: Post-traumaticendophthalmitis in children is more common in boys 6 - 10 years of age and most often causedby injury with metallic and organic matter. Culture results were very low. Vireous sampleswere more often positive than aqueous. Gram-positive bacteria were the most commoncausative organism.* Keywords: Endophthalmitis; Penetrating ocular injuries; Children.ĐẶT VẤN ĐỀViêm mủ nội nhãn (VMNN) là biếnchứng nặng nề của vết thương xuyênnhãn cầu (VTXNC) ở trẻ em. Theo nghiêncứu của Narang (2004), tỷ lệ VMNN sauchấn thương ở trẻ em khá cao, có thể lêntới 54,1% số mắt VTXNC [1]. Bệnh gâytổn hại nặng nề về giải phẫu và chứcnăng thị giác của trẻ. Điều trị VMNN sauVTXNC ở trẻ em rất khó khăn, tỷ lệ thànhcông thấp, tỷ lệ di chứng cao do tác nhângây bệnh thường là vi khuẩn có độc lựccao, phối hợp nhiều tác nhân gây bệnh,trẻ đến viện muộn, không phối hợp trongthăm khám. Chúng tôi thực hiện nghiêncứu này nhằm: Tìm hiểu sự khác biệt vềđặc điểm lâm sàng giữa VMNN sau VTXNCở trẻ em và người lớn.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu.30 trẻ < 16 tuổi với 30 mắt được chẩnđoán VMNN sau VTXNC tại Bệnh việnMắt Trung ương từ tháng 8 - 2015 đến8 - 2016.- Tiêu chuẩn lựa chọn:+ Trẻ ≤ 16 tuổi, được chẩn đoán xácđịnh VMNN sau VTXNC.+ Không mắc bệnh toàn thân nặng haycác bệnh mắt khác kèm theo.+ Gia đình đồng ý tham gia vàonghiên cứu.- Tiêu chuẩn loại trừ:+ Bệnh nhân (BN) có bệnh toàn thânnặng hoặc có bệnh phối hợp tại mắt.+ BN bỏ theo dõi điều trị.2. Phương pháp nghiên cứu.* Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả tiến cứu không cónhóm chứng.* Cỡ mẫu nghiên cứu:p (1 - p)n = Z21-α/2(p.ε)2Trong đó:p: tỷ lệ VMNN sau vết thương xuyênnhãn cầu đến muộn sau 72 giờ ở trẻ emtheo nghiên cứu của Narang S (2004) là0,82 [1].ε: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: