Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao màng bụng tại Bệnh viện phổi Hải Phòng 2012-2018

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao màng bụng tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng; nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 78 bệnh nhân lao màng bụng tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/2012 - 5/2018.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao màng bụng tại Bệnh viện phổi Hải Phòng 2012-2018 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LAO MÀNG BỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HẢI PHÒNG 2012-2018 Nguyễn Đức Thọ, Đặng Thị Huệ BV Phổi Hải Phòng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao màng bụng tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện trên 78 bệnh nhân lao màng bụng tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/2012 - 5/2018. Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân lao màng bụng chủ yếu gặp ở lứa tuổi từ 16 đến 39 tuổi, chiếm 56,4%; trung bình 40,9 ± 18,1 tuổi. Nam giới chiếm 62,8%, tỉ lệ nam/nữ là 1,7. Các triệu chứng thường gặp là sốt chiếm 75,6%; mệt mỏi 83,3%; chướng bụng 73,1%; đau bụng 59,0%; rối loạn tiêu hóa 43,6%; cổ trướng 91,0%. Dịch màng bụng 93,0% có màu vàng chanh; 100% có protein ≥ 30g/l; tế bào Lympho chiếm ưu thế. Hình ảnh siêu âm 93,6% cổ trướng tự do; 32,1% có hạch mạc treo. Kết luận: Lao màng bụng thường gặp ở người trẻ và trung niên. Các triệu chứng chính là sốt, mệt mỏi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cổ chướng tự do. Dịch màng bụng thường màu vàng chanh, protein ≥ 30g/l, tế bào Lympho chiếm ưu thế. Từ khóa: Lao màng bụng, Bệnh lao, Bệnh viện Phổi Hải Phòng. THE CLINICAL AND SUB-CLINICAL CHARACTERISTICS OF PERITONEAL TUBERCULOSIS IN HAIPHONG LUNG HOSPITAL FROM 2012 – 2018 Tho Nguyen Duc, Dang Thi Hue Objectives:Describe some the clinical and sub-clinical characteristics of tuberculous peritoneal patients in HaiPhong Lung Hospital. Material and methods:We used a cross-sectional study and convenient sampling collection of 78 tuberculous peritoneal patients in HaiPhong Lung Hospital from 1/2012 to 5/2018. Results:The ages of tuberculous peritoneal patients were mainly from 16 to 39 years old with the mean age was 40,9 ± 18,1. Males accounted for 62.8%. The proportion of male and female was 1.7. The common symptoms were fever accounting for 75.6%, fatigue 83.3%, abdominal distention 73.1%, abdominal pains 59,0%, digestive disorders 43.6%, ascites 91.0%. Fluid in the peritoneal cavity had lemon yellow accounting for 93.0%, protein ≥ 30g/l accounting for 100% and dominance of Lympho cells. Echography images met 93.6% free ascites, 32.1% mesenteric lymph nodes. Conclusions: Peritoneal tuberculosis was at young and middle ages. The main symptoms were fever,fatigue, abdominal pains, digestive disorders, free ascites. Fluid in the peritoneal cavity had mainly lemon yellow and the dominance of Lympho cells. Keywords:Peritoneal tuberculosis,Tuberculosis, HaiPhong Lung Hospital.I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO năm 2017 toàn cầu có khoảng 10 triệu người mới mắc lao cướp đi sinh mạngcủa 1,6 triệu người, số ca nhiễm lao lên tới 1,7 tỉ người. Việt Nam có khoảng 124.000 bệnh nhânlao các thể [8]; lao màng bụng đứng thứ 6 trong các thể lao ngoài phổi chiếm 6.5% [1]. Cácphương pháp giúp chẩn đoán lao màng bụng như: soi ổ bụng và sinh thiết làm xét nghiệm môbệnh học, phản ứng chuỗi polymerase (PCR), ELISA... do các phương pháp trên chưa được ápdụng rộng rãi nên chẩn đoán còn dựa nhiều vào lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị. 197HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XIIMục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhânlao màng bụng tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu: Gồm 78 bệnh nhân được chẩn đoán lao màngbụng nằm và điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng từ 1/2012 - 5/2018.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện, không xác suất. Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân lao màng bụng từ 16 tuổi trở lên, không mắc các bệnhnhư suy tim, tiểu đường, HIV. Chẩn đoán lao màng bụng: Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt nhẹ về chiều, mệtmỏi, kém ăn, gầy sút. Có cổ chướng, dịch màng bụng màu vàng chanh, xét nghiệm phản ứngRivalta dương tính, protein > 30 g/l, tế bào tăng cao, chủ yếu là Lympho. Điều trị lao lâm sàngcó tiến triển tốt, hết dịch màng bụng. Xác định chẩn đoán khi tìm thấy vi khuẩn lao trong dịchmàng bụng bằng một trong những phương pháp như Homo, nuôi cấy trong môi trường lỏng,PCR, cấy cổ điển... hoặc tìm thấy tổn thương lao qua sinh thiết màng bụng. Chẩn đoán bệnhlao phối hợp theo WHO-2005[5].2.3. Nội dung nghi ...

Tài liệu được xem nhiều: