Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ dưới 2 tuổi tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ dưới 2 tuổi. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 1 năm 2004, đến tháng 3 năm 2007 có 30 trẻ dưới 2 tuổi (16 nam và 14 nữ) sốc sốt xuất huyết dengue nhập khoa Hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ dưới 2 tuổi tại khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Bạch Văn Cam*, Nguyễn Minh Tiến*, Nguyễn Thị Bích Trâm**, Bạch Nguyễn Vân Bằng** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ dưới 2 tuổi. Phương pháp: hồi cứu mô tả loạt ca Kết quả: từ tháng 1 năm 2004, đến tháng 3 năm 2007 có 30 trẻ dưới 2 tuổi (16 nam và 14 nữ) sốc sốt xuất huyết Dengue nhập khoa Hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1. Triệu chứng lâm sàng chính: bệnh sử sốt (100%), nôn ói (30%), xuất huyết dưới da (90%), gan to (96,67%). Đặc biệt, suy hô hấp và xuất huyết tiêu hóa nặng thường xảy ra tương ứng ở 96,67% và 40% ca bệnh. Bất thường chức năng thận và giảm tiều cầu xảy ra tương ứng lần lượt ở 30% và 86,66% bệnh nhi. Tỉ lệ tăng men gan SGOT và SGPT là 96,67% và 86,67%. Tỉ lệ hội chứng suy đa cơ quan 13,3%. Liều dịch truyền chống sốc (Lactate Ringer) cho 93,33% bệnh nhi theo quan sát là 136,10 mL/kg ± 30,95 mL/kg, liều Dextran 70 là 77,91 ± 40,47 mL/kg ở 53,33% bênh nhân được truyền. Có 56,67% được chỉ định đo CVP. 26,67% bệnh nhi được dùng cả Dobutamine và Dopamine với liều cao nhất lần luợt là 9,75 mcg/kg và 6,33 mcg/kg. Kết luận: Sốc SXHD ở trẻ dưới 2 tuổi biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp, dễ bỏ soát chẩn đoán, diễn tiến nhanh đến các biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa mà các bác sĩ lâm sàng cần lưu ý để sẵn sàng điều trị kịp thời cứu sống bệnh nhân. ABSTRACT CLINICAL AND PARACLINICAL FINDINGS AND TREATMENT ON DENGUE SHOCK SYNDROME IN INFANTS Bach Van Cam, Nguyen Minh Tien, Nguyen Thi Bich Tram, Bach Nguyen Van Bang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 75 - 83 Objective: explore clinical, paraclinical and treatment profiles of dengue shock syndrome in infants Methods: case-series study Results: from Jan 2004 to Mar 2007 there were 30 infants (16 male and 14 female) less than 2 years old with Dengue shock syndrome (DSS) admitted at pediatric intensive care unit. Fever, nausea, petechiae, and hepatomegaly were the most common clinical findings associated with DSS in infants with 100%, 30%, 90% and 96.67% of the patients. Especially, respiratory distress and severe gastrointestinal bleeding were found in 96,67% and 40% of patients. Renal dysfunction and thrombocytopenia were observed in 30% and 86.66% cases. SGOT and SGPT increasement were found in 96.67% and 86.67% of patient. Multiple organ dysfunction syndrome (MODS) happened to 4 infants, accounting for 13.3%. There were 93.33% of patients who were prescribed intravenous Lactated Ringer at the dosage 136.10 ± 30.95 mL/kg, and 53.33% of infants were prescribed with Dextran 70 at the dose 77.91 ± 40.47 mL/kg. There were 17 cases (56.67%) indicated for CVP measurement. 26.67% of patients had to be transfused with Dobutamine and Dopamine with the maximum dosage at 9.75 mcg/kg and 6.33 mcg/kg. Conclusion: Dengue shock syndrome in infants revealed complex and diversified clinical findings, misdiagnosized, progressed rapidly to complications such as respiratory failure, disorder of coagulation, gastrointestinal bleeding, metabolic disorder at which clinicians should be alert to give timely and effective intervention, saving the life of patients. * Bệnh viện Nhi đồng I ** Đại học Phạm Ngọc Thạch Chuyên đề Nhi khoa 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch do virus Dengue gây nên và truyền cho người qua muỗi vằn Aedes agypti. Tại Việt Nam, bệnh SXHD đã trở thành một bệnh dịch lưu hành rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong cao nếu không phát hiện và xử trí đúng kịp thời. 95% các trường hợp SHX Dengue xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi. Trong khi đó trẻ nhũ nhi dưới 12 tháng chiếm tỉ lệ 5%. Dựa vào một công trình nghiên cứu tại Nicaragua từ 1999 – 2001 của tác giả Samantha Nadia Hammond và cộng sự trên 114 trẻ nhũ nhi, 1211 trẻ lớn và 346 người trưởng thành, tỉ lệ sốc ở nhóm SXH nhũ nhi khá cao 40% so với 2 nhóm còn lại lần lượt là 35% và 12%. Qua số liệu trên, chúng ta thấy rằng, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi ít bị nhiễm SXH, nhưng nếu đã nhiễm thì diễn tiến bệnh rất nhanh triệu chứng rất nặng và đồng thời dễ đi vào sốc và tỉ lệ tử vong rất cao, đồng thời ở lứa tuổi này trẻ vẫn chưa biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng nên việc phát hiện triệu chứng để chẩn đoán sớm gặp nhiều khó khăn cho các bác sĩ lâm sàng. Mặc dù đã có nhiều báo cáo vấn đề này về mặt lâm sàng, dịch tễ học, miễn dịch học của SXH Dengue nói chung và sốc SXH nói riêng ở người lớn và trẻ lớn, nhưng có rất ít nghiên cứu về sốc SXHD trẻ nhỏ, đặc biệt là ở lứa tuổi nhũ nhi tới 2 tuổi. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về”Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị sốc SXH Dengue trẻ dưới 2 tuổi tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: