Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.01 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này được tiến hành để khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục (CRRT) ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan (SĐCQ). Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân hậu sản nhập khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (HSCC-BVCR) được chẩn đoán suy đa cơ quan trong 2 năm 2009 và 2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN LIÊN TỤC Ở BỆNH NHÂN HẬU SẢN SUY ĐA CƠ QUAN Trần Thanh Linh*, Trần Đình Phùng*, Phan Thị Xuân* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục (CRRT) ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan (SĐCQ). Đối tượng: Bệnh nhân hậu sản nhập khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (HSCC-BVCR) được chẩn đoán suy đa cơ quan trong 2 năm 2009 và 2010. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Kết quả: Trong 2 năm có 30 bệnh nhân hậu sản nhập khoa HSCC-BVCR, 25 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn SĐCQ đưa vào nhóm nghiên cứu, trong đó 10 bệnh nhân được điều trị bằng CRRT. Nguyên nhân dẫn đến SĐCQ thường gặp ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ (48%), kế đến là băng huyết sau sanh (24%) và nguyên nhân phối hợp của tăng huyết áp thai kỳ và băng huyết sau sanh (20%). Số cơ quan suy trung bình 3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC khá cao tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8. CRRT được thực hiện với kỹ thuật CVVH ở 40% số bệnh nhân, thời điểm bắt đầu lọc máu được tiến hành hầu hết trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC (14,3±7,1 giờ), thời gian lọc trung bình 48,5±14,8 giờ, tuổi thọ trung bình quả lọc 25,8±7,2 giờ. Kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá SĐCQ trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa. Tỉ lệ tử vong 24%, băng huyết sau sanh có bệnh cảnh nặng nhất với tỉ lệ tử vong lên đến 50%. Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến SĐCQ nhiều nhất ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ và băng huyết sau sanh. Số cơ quan suy trung bình 3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8. CRRT được thực hiện ở 40% số bệnh nhân, trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC. Tỉ lệ tử vong 24%. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định chỉ định CRRT ở nhóm bệnh nhân hậu sản có SĐCQ. Từ khóa: Suy đa cơ quan, điều trị thay thế thận liên tục. ABSTRACT CLINICAL CHARACTERISTICS, LABORATORY AND EFFECT OF CONTINUOUS RENAL REPLACEMENT THERAPY FOR POSTPARTUM PATIENTS WITH MULTIPLE ORGAN DYSFUNCTION SYNDROME. Tran Thanh Linh, Tran Dinh Phung, Phan Thi Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 476 - 481 Objective: To observe clinical, laboratory characteristics and effect of Continuous Renal Replacement Therapy for postpartum patients with Multiple Organ Dysfunction Syndrome. Patients: Postpartrum patients were admitted to the ICU at Cho Ray hospital and diagnosed with MODS in 2009-2010. * Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BSCK1.Trần Thanh Linh ĐT: 0918168846 476 Email: thanhlinhcr@gmail.com Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Methods: Retrospective observational study. Results: For two years, there were 30 postpartum patients who were admitted to the ICU at Cho Ray hospital, of them 25 met inclusion criteria and 10 patients in this group were received CRRT. The most common cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension (48%), then postpartum hemorrhage (24%) and combination of pregnancy hypertension and postpartum hemorrhage (20%). The average number of organ failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8, respectively. 40% of patients received CRRT with CVVH mode, most of the patients were initiated CRRT on the first 24 hours of ICU admission (14.3±7.1), median time of hemofiltration was 48.5± 14.8 hours, median lifetime of a filter was 25.8±7.2 hours. The results showed a significant improvement on clinical and laboratory criteria evaluating MODS at the time of pre-CRRT and post-CRRT. Mortality rate was 24%, postpartum hemorrhage had the most serious illness with mortality rate was 50%. Conclusions: The most common cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension and then postpartum hemorrhage, the average number of organ failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8, respectively. CRRT was performed on the first 24 hours of ICU admission at 40% of the patients. Mortality rate was 24%. Further trials are needed to determine indications and timing of CRRT in postpartum patients with MODS. Key words: Multiple organ dysfunction syndrome, Continuous renal replacement therapy. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tỉ lệ bệnh nhân hậu sản điều trị tại khoa HSCC ở các nước phát triển chỉ chiếm ≤ 2%, nhưng tỉ lệ này lên đến ≥ 10% ở các nước đang phát triển và có tỉ lệ tử vong cao(1,8,9). Tử vong mẹ không những để lại ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và cộng đồng, mà còn phản ánh thực trạng chăm sóc sức khỏe thai phụ và tình trạng kinh tế xã hội của quốc gia. H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: