Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.17 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Hội chứng thận hư tiên phát nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát trẻ em tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang Nguyễn Văn Sang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 9 - 12 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG Nguyễn Văn Sang1, Nguyễn Bích Hoàng2, Đoàn Thị Huệ3 1 Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang,2Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, 3 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Hội chứng thận hư tiên phát nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả ca bệnh. Thời gian: Từ 2/2017 đến 5/2018. Kết quả: Có 46 bệnh nhi được chọn vào mẫu nghiên cứu. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ 5,75/1 (có 8 nữ và 38 nam). Tuổi trung bình là 6,5 tuổi (từ 16 tháng đến 15 tuổi), 69,5% trường hợp < 8 tuổi. Tỷ lệ phù mức độ nặng là 34,8%; tăng huyết áp 10,8%; đái máu vi thể 15,2%. Protein niệu 24 giờ trung bình là 158,3 mg/kg/ngày; protid máu giảm nặng, cholesterol máu tăng. Đáp ứng với corticosteroid là 89,7% với thời gian đáp ứng trung bình là 11,3 ngày. Kết luận: Bệnh nhi mắc hội chứng thận hư gặp phần lớn là trẻ nam, chủ yếu tuổi nhỏ, triệu chứng chủ yếu là phù, giảm nặng protid máu và protein niệu nhiều. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị và theo dõi tại địa phương. Từ khóa: Trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát, lâm sàng, cận lâm sàng ĐẶT VẤN ĐỀ* Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu thận mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cầu thận ở trẻ em nhập viện điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tuổi phát bệnh, mức độ phù, mức độ giảm protid máu và tăng protein niệu có giá trị gợi ý tình trạng nặng của bệnh nhi và thời gian đáp ứng với corticoid. Nghiên cứu này lần đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, nhằm đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị HCTH tiên phát tại bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khả năng đáp ứng điều trị Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm - Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhi dưới 16 tuổi nhập viện lần đầu, với chẩn đoán là Hội chứng thận hư tiên phát. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Protein niệu cao ≥ 50 mg/kg/24 giờ và giảm protein máu ≤ 56g/l, albumin máu ≤ 25 g/l. Loại trừ HCTH thứ * Tel: 0916 077450, Email: hueddtn@gmail.com phát bẩm sinh, tuổi phát bệnh lần đầu trước 3 tháng tuổi và do các nguyên nhân khác như Lupus ban đỏ, hội chứng SchönleinHenoch…[1], [2]. - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhi với Hội chứng thận hư tiên phát đã điều trị ở tuyến bệnh viện khác, trước khi nhập viện. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2017 đến hết tháng 5/2018. - Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả các ca bệnh. Cỡ mẫu: Thuận tiện Các biến nghiên cứu - Lâm sàng: Tuổi nhập viện, thời gian mắc bệnh, giới tính, cân nặng, mức độ phù, huyết áp, số lượng và màu sắc nước tiểu/24 giờ. Bệnh lý khác kèm theo. - Cận lâm sàng: Tổng phân tích tế bào máu, protid máu, albumin máu, cholesterol máu, ure và creatinine máu, protein niệu/kg/24 giờ, tế bào niệu. Siêu âm thận tiết niệu. 9 Nguyễn Văn Sang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 9 - 12 - Các xét nghiệm được thực hiện tại khoa cận lâm sàng của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. gian điều trị dưới 14 ngày, đáp ứng chậm là từ sau 14 ngày. - Thời gian điều trị: Được tính từ ngày bệnh nhi được sử dụng corticosteroid đến khi protein niệu trở về bình thường (tính theo ngày), bệnh nhi được điều trị theo phác đồ thống nhất. Trường hợp đáp ứng tốt là thời Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 12.0 Đạo đức nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu chỉ nhằm vào mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích nào khác, không lạm dụng xét nghiệm, các bệnh nhi nghiên cứu đều được sự đồng ý của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng Giới Tuổi Dưới 8 tuổi ≥ 8 tuổi Tổng Bảng 1. Đặc điểm tuổi mắc bệnh và giới tính Nam Nữ n % n % n 25 54,3 7 15,2 32 13 28,3 1 2,2 14 38 82,6 8 17,4 46 Tổng % 69,5 30,5 100 Nhận xét: Tuổi trung bình là 6,5 tuổi. Phần lớn trẻ mắc HCTH dưới 8 tuổi (69,5%). Phần lớn là trẻ nam mắc bệnh chiếm 82,6%; tỷ lệ nam/nữ là 5,75/1; trong đó lứa tuổi trẻ nữ mắc bệnh hầu hết là dưới 8 tuổi (7/8: 87,5%). Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Phù Triệu chứng/bệnh kết hợp Nặng Vừa Nhẹ Huyết áp tăng Đái ít Nhiễm trùng kèm N=46 16 27 3 5 39 6 Tỷ lệ % 34,8% 58,7% 6,5% 10,8% 84,8% 13,0% Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là phù, hầu hết là phù vừa là 58,7% và nặng là 34,8%. Huyết áp tăng 10,8%; đái ít 84,8% và nhiễm trùng kèm theo là 13,0%. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng theo nồng độ trung bình Cận lâm sàng Nồng độ trung bình Protid máu g/l 46,5 ± 0,62 Albumin máu g/l 18,7 ± 0,46 Cholessterol mmol/l 12,5 ± 2,9 Prote ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: