Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 705.87 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để có cơ sở cho định hướng cho hoạt động điều trị và phòng chống đột quỵ trên địa bàn, chúng tôi xin báo cáo đề tài về “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022 Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU QUÝ III NĂM 2022 ThS.BS Trần Thiện Trường, BS Trần Thị Ngọc, BS Vũ Đức Thuận I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nhóm bệnh lý thần kinh trong chủ yếu tại bệnh viện đa khoa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tinh thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị Đột quỵ Châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn, không bị di chứng và không cần phụ thuộc vào người khác. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc thì 3 năm trở lại đây, số người phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7%-2,5%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ giới. Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh dân số già, có điều kiện kinh tế phát triển với các chỉ số thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành công nghiệp vào nhóm dẫn đầu toàn quốc. Lối sống công nghiệp, áp lực cuộc sống ngày càng tăng, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng và trẻ hóa dần theo hàng năm. Hiện nay, Bệnh viện Vũng Tàu đã được giao phát triển mũi nhọn điều trị đột quỵ. Để có cơ sở cho định hướng cho hoạt động điều trị và phòng chống đột quỵ trên địa bàn, chúng tôi xin báo cáo đề tài về “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022”. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Một số khái niệm Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc để lại di chứng nặng nề về tinh thần, về vận động. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. 1 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 30. Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Khi đó não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. 2. Phân loại đột quỵ Người ta có thể chia đột quỵ ra làm 2 loại chủ yếu là: + Đột quỵ thiếu máu não cấp (Nhồi máu) do mạch máu bị bít tắc do huyết khối, do mảng xơ vữa + Đột quỵ xuất huyết: do mạch máu bị vỡ, máu từ trong lòng mạch sẽ chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. 3. Các nguy cơ đột quỵ Có nhiều nguy cơ gây đột quỵ, có những nguy cơ có thể phòng tránh nhưng những nguy cơ không thể phòng tránh. Các nguy cơ gây đột quỵ thường gặp bao gồm: Đái tháo đường: Đái tháo đường (ĐTĐ) đã được công nhận là yếu tố nguy cơ độc lập gây xơ vữa động mạch nói chung trong đó có mạch máu não, nguy cơ đột quỵ tương đối là 1,8 ở nam và 2,2 ở nữ Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ đột quỵ não độc lập rất mạnh cho các bệnh lý tim mạch và mạch máu não, điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy. Trong nghiên cứu của Framingham tăng huyết áp tâm thu đơn độc làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 - 4 lần Rối loạn chuyển hóa Lipid: Rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng LDL làm gia tăng vữa xơ mạch máu dẫn đến đột quỵ Rung nhĩ: Rung nhĩ là nguyên nhân gây hình thành các cục huyết khối từ tim. Các cục huyết khối này thoát ra khỏi tim và gây tắc mạch não. Béo phì, thiếu hoạt động thể lực Lạm dụng rượu: Thường dẫn đến xuất huyết não Dị dạng mạch não: gây xuất huyết não 4. Các dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ Việc bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa vào các bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ để được chụp sọ não sớm và điều trị phù hợp giúp giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong và 2 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 giảm tàn phế cho người bệnh. Thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp là 4,5 giờ. Thang điểm FAST ra đời là một trong những công cụ đơn giản giúp cho phát hiện nhanh các trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022 Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU QUÝ III NĂM 2022 ThS.BS Trần Thiện Trường, BS Trần Thị Ngọc, BS Vũ Đức Thuận I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là vấn đề sức khỏe toàn cầu và là nhóm bệnh lý thần kinh trong chủ yếu tại bệnh viện đa khoa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim, ở Mỹ đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tinh thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hội nghị Đột quỵ Châu Âu (1997) xác định “Tàn phế do đột quỵ đứng hàng đầu trong các loại bệnh”. Nguy cơ xảy ra đột quỵ gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn, không bị di chứng và không cần phụ thuộc vào người khác. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc thì 3 năm trở lại đây, số người phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7%-2,5%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ giới. Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh dân số già, có điều kiện kinh tế phát triển với các chỉ số thu nhập bình quân đầu người, tỷ trọng ngành công nghiệp vào nhóm dẫn đầu toàn quốc. Lối sống công nghiệp, áp lực cuộc sống ngày càng tăng, số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng và trẻ hóa dần theo hàng năm. Hiện nay, Bệnh viện Vũng Tàu đã được giao phát triển mũi nhọn điều trị đột quỵ. Để có cơ sở cho định hướng cho hoạt động điều trị và phòng chống đột quỵ trên địa bàn, chúng tôi xin báo cáo đề tài về “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân đột quỵ nhập viện tại Bệnh viện Vũng Tàu quý III năm 2022”. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Một số khái niệm Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc để lại di chứng nặng nề về tinh thần, về vận động. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ. 1 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Đáng lo ngại hơn, nguy cơ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, bệnh thậm chí xuất hiện ở cả những người độ tuổi 30. Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm đột ngột. Khi đó não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. 2. Phân loại đột quỵ Người ta có thể chia đột quỵ ra làm 2 loại chủ yếu là: + Đột quỵ thiếu máu não cấp (Nhồi máu) do mạch máu bị bít tắc do huyết khối, do mảng xơ vữa + Đột quỵ xuất huyết: do mạch máu bị vỡ, máu từ trong lòng mạch sẽ chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. 3. Các nguy cơ đột quỵ Có nhiều nguy cơ gây đột quỵ, có những nguy cơ có thể phòng tránh nhưng những nguy cơ không thể phòng tránh. Các nguy cơ gây đột quỵ thường gặp bao gồm: Đái tháo đường: Đái tháo đường (ĐTĐ) đã được công nhận là yếu tố nguy cơ độc lập gây xơ vữa động mạch nói chung trong đó có mạch máu não, nguy cơ đột quỵ tương đối là 1,8 ở nam và 2,2 ở nữ Tăng huyết áp: Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ đột quỵ não độc lập rất mạnh cho các bệnh lý tim mạch và mạch máu não, điều này đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy. Trong nghiên cứu của Framingham tăng huyết áp tâm thu đơn độc làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 - 4 lần Rối loạn chuyển hóa Lipid: Rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng LDL làm gia tăng vữa xơ mạch máu dẫn đến đột quỵ Rung nhĩ: Rung nhĩ là nguyên nhân gây hình thành các cục huyết khối từ tim. Các cục huyết khối này thoát ra khỏi tim và gây tắc mạch não. Béo phì, thiếu hoạt động thể lực Lạm dụng rượu: Thường dẫn đến xuất huyết não Dị dạng mạch não: gây xuất huyết não 4. Các dấu hiệu phát hiện sớm đột quỵ Việc bệnh nhân được phát hiện sớm và đưa vào các bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ để được chụp sọ não sớm và điều trị phù hợp giúp giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong và 2 Tác giả liên lạc: ThS.BS Trần Thiện Trường và cộng sự Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 giảm tàn phế cho người bệnh. Thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp là 4,5 giờ. Thang điểm FAST ra đời là một trong những công cụ đơn giản giúp cho phát hiện nhanh các trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu y học Đột quỵ não Đặc điểm lâm sàng đột quỵ não Điều trị đột quỵ Phòng chống đột quỵTài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 314 0 0 -
5 trang 307 0 0
-
8 trang 260 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 253 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 237 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 223 0 0 -
13 trang 203 0 0
-
5 trang 202 0 0
-
8 trang 201 0 0
-
12 trang 196 0 0