Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polype đại tràng qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.31 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polype đại tràng qua nội soi đại tràng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả tiến hành trên 43 bệnh nhân đến nội soi đại tràng và được cắt polype qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polype đại tràng qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ CẮT POLYPE ĐẠI TRÀNG QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Lâm Võ Hùng, Nguyễn Tấn Thành Huỳnh Tuyền Khanh, Bùi Thị Thanh Trúc TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt polype đại tràng qua nội soi đại tràng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang mô tả tiến hành trên 43 bệnh nhân đến nội soi đại tràng và được cắt polype qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: Tỉ lệ polype đại tràng cao hơn ở nam (69,8%) so với nữ (30,2%) và cao nhất ở nhóm tuổi 40 – 60 (46,5%), tuổi trung bình là 55,19 ± 14,3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là táo bón (32,5%), đau khung đại tràng (23,3%), có 18,6% tiêu ra máu. Thời gian xuất hiện triệu chứng là dưới 6 tháng (74,4%). Polype phân bố chủ yếu ở trực tràng (44,2%), có cuống (51,2%) và không cuống (48,8%) tương đương nhau, màu hồng (95,5%), bề mặt nhẳn (97,7%). Về mô bệnh học, u tuyến ống grade A chiếm ưu thế (55,8%), polype tăng sản có 18,6%, đặc biệt có 4.7% là carcinoma biệt hóa vừa. Kết quả cắt polype qua nội soi đại tràng có 1 BN chảy máu sau cắt (2,3%). Sự khác biệt giữa kỹ thuật cắt và tiền sử dùng thuốc chống đông với tai biến sau cắt không có ý nghĩa thống kê với P >0,05. Kết luận: Cắt polype đại tràng để tầm soát ung thư đại tràng là cần thiết và hiệu quả. Các kỹ thuật cắt polype đại tràng khi sử dụng phù hợp, đúng chỉ định thì an toàn, ít tai biến. ABSTRACT Aims: To determine the clinical, endoscopic, histopathological characteristics of colonic polyps and evaluate the result of colonoscopic polypectomy at An Giang Hospital. Method: Prospective, cross-sectional descriptive study conducted on 43 patients who underwent colonoscopy and endoscopic polypectomy at An Giang Hospital from 09/2019 to 09/2020. Result: Rate of colonic polyps was higher in male (69,8%) than female (30,2%) and highest in the 40 – 60 age group (46,5%), moderate age was 55,19 ± 14,3. Most common clinical symptom was constipation (32,5%), pain of colonic zone (23,3%), lower GI bleeding (18,6%), time of symptom onset was < 6 months (74,4%). Polyp locations were mainly in the rectum (44,2%), pediculate (51,2%) and sessile polyp (48,8%) was the same, the pink polyp (95,5%), smooth and congested surface (97,7%). Histopathologically, the grade A of adenomatous polyps were dominant (55,8%), hyperplastic polyp was 18,6% , especially 4,7% of carcinoma was moderated Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 305 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 differenciation. Result of endoscopic polypectomy had 1 patient who bleeding post polypectomy (2,3%). The differences between the polypectomy technique and the anamneses of using the anticoagulant with post polypectomy accident that had no statistically significant differences with P > 0,05. Conclusion: Colonic polypectomy had been screening the colonic cancer was necessary and effective. When many colonic polypectomy technics have been used correctly with the indication, it would be safety and less accident. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm đầu thập niên 70 người ta đã chú ý đến polype đại tràng vì sự liên quan của chúng đến ung thư đại tràng (4)(9). Trước khi có kỹ thuật nội soi đại tràng bằng ống mềm, các nhà lâm sàng luôn cân nhắc khả năng can thiệp phẩu thuật cắt polype đại tràng qua gợi ý tiêu phân máu hoặc hình ảnh lồng ruột ở người lớn với nguy cơ biến chứng của cuộc phẩu thuật. Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành nội soi tiêu hóa, người ta đã chẩn đoán chính xác số lượng, kích thước, vị trí, hình dạng,…của polype đại tràng và thấy rõ mối liên quan chặt chẻ giữa polype và ung thư đại tràng(5)(10). Kích thước càng lớn khả năng chuyển sản ác tính càng cao(4)(9). Vì thế, khi gặp polype đại tràng bác sĩ nội soi cần đánh giá cẩn thận và khi có chỉ định phải cắt polype sớm. Qua nội soi, người ta đã phát triển nhiều kỹ thuật cắt polype một cách thường qui như dùng kẹp sinh thiết hay thắt thòng lọng đối với polype nhỏ, cắt hớt niêm mạc (EMR=endoscopic mucosal resections) hoặc dưới niêm mạc (ESR= endoscopic submucosal resections) đối với các polype lớn hoặc giai đoạn sớm của ung thư đại tràng (4)(5)(10)(12). Tuy nhiên những phương pháp này cũng có tai biến như chảy máu sau thủ thuật, thủng đại tràng,…(7)(11)(12).Tại BVĐKTT An giang, chúng tôi đã triển khai kỹ thuật cắt polype đại tràng qua nội soi và có những kết quả ban đầu. Vì vậy, chúng tôi làm đề tài này nhằm đánh giá kết quả và rút những kinh nghiệm thực tiễn. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục tiêu sau: 1/ Xác định đặc điểm lâm sàng, ...

Tài liệu được xem nhiều: