Danh mục

Đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học của u cơ tuyến túi mật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.49 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vai trò của siêu âm và đặc điểm về mô bệnh học của u cơ tuyến túi mật. Bệnh nhân được chọn là những trường hợp có kết quả mô bệnh học là u cơ tuyến túi mật, được so sánh với 30 trường hợp không phải là u cơ tuyến túi mật, được phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 1/2002 đến 6/2008.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, siêu âm và mô bệnh học của u cơ tuyến túi mật ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA U CƠ TUYẾN TÚI MẬT Nguyễn Tấn Cường*, Nguyễn Trung Tín*, Nguyễn Phát Đạt* TÓM TẮT Mở đầu: U cơ tuyến túi mật là bệnh lý tăng sinh lành tính tương đối ít gặp, biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, phát hiện dựa vào siêu âm bụng và chẩn đoán xác định bệnh dựa vào kết quả mô bệnh học. Vài báo cáo ghi nhận có sự liên quan giữa u cơ tuyến dạng phân đoạn và ung thư túi mật. Quan điểm về điều trị vẫn chưa được thống nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vai trò của siêu âm và đặc điểm về mô bệnh học của u cơ tuyến túi mật. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang. Bệnh nhân được chọn là những trường hợp có kết quả mô bệnh học là u cơ tuyến túi mật, được so sánh với 30 trường hợp không phải là u cơ tuyến túi mật, được phẫu thuật tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM từ 1/2002 đến 6/2008. Kết quả: Có 67 u trường hợp cơ tuyến trong 8066 trường hợp cắt túi mật chiếm tỷ lệ 0,83% bao gồm 44 nữ và 23 nam. Tuổi trung bình là 50. Biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Triệu chứng thường gặp là đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, sốt chỉ gặp khi có sỏi ống mật chủ đi kèm, không có trường hợp nào vàng da, nôn và buồn nôn. Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu thường trong giới hạn bình thường. Siêu âm có độ nhạy 50,75%, độ đặc hiệu 76,67%, độ chính xác 58,76%, giá tri tiên đoán dương tính 82,93% và giá trị tiên đoán âm tính 41,07%. Tất cả đều được phẫu thuật cắt túi mật. Về mô bệnh học, có 9/67 trường hợp (13,43%) u cơ tuyến kèm viêm túi mật mạn tính. Trong tất cả các trường hợp có chẩn đoán trước mổ là u cơ tuyến túi mật thì không có trường hợp nào có kết quả mô bệnh học là ung thư túi mật. Kết luận: U cơ tuyến túi mật là bệnh lý không thường gặp, biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Siêu âm có độ nhạy và độ chính xác thấp, độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán. Sự liên quan giữa u cơ tuyến và ung thư túi mật cần được nghiên cứu thêm. Phẫu thuật cắt túi mật được khuyên là phương pháp chọn lựa để điều trị. Từ khóa: Bệnh túi mật tăng sinh, bệnh lắng đọng cholesterol túi mật, u cơ tuyến (UCT) túi mật, ung thư túi mật, viêm túi mật mạn tính, siêu âm (SA), chụp cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), xoang Rokitansky-Aschoff (xoang RA), mô bệnh học (MBH). ABSTRACT CLINICAL, ULTRASOUND, AND HISTOLOGICAL CHARACTERISTICS OF ADENOMYOMATOSIS OF THE GALLBLADDER Nguyen Tan Cuong, Nguyen Trung Tin, Nguyen Phat Dat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 69 - 74 Background: Gallbladder adenomyomatosis is the benign and raletively rare proliferation. The clinical characteristics are untypical. This was discovered by ultrasound and the diagnosis was confirmed by the results of histophathology. There have been some publications of the relationship between the segmented adenomyomatosis and gallbladder carcinoma. It has a controversy of treatment for adenomyomatosis. * Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM Chuyên Đề Ngoại Khoa 1 Objective: Describing the clinical, ultrasound ang histological characteristics of gallblder. Methods: The study design used in this research was cross-sectional design. In the research we analysed the data of the patients having the lap cholecystectomy with histological adenomyomatosis, and 30 patients having the lap cholecystectomy without the result of histology of adenomyomatosis. The laparoscopic sugeries were done from January 2001 to June 2008. Results: There were 67 or 0.83% cases of adenomyomatosis, including 44 female and 23 male, among 8.066 lap cholecystectomies. The mean of age was 50. The clinical characteristics were not typical. The common seen symtomps were abdominal pain in the hypergastric and right subcostal region, flatulence. Fever was seen in case of combination with common bile duct stone. There wasn’t jaundice, vomiting and nausea in anycase. The laboratory test results of hematology and the biochemics were normal. The value of ultrasound was shown in the sensitivity of 50.75%, specificity of 76.67%, accuracy of 58,76%, positively predictive value of 82.93% and negatively predictive value of 41.07%. All cases were treated by laparoscopic cholecystectomy. In histology, there were 9/67 cases (13.43%) of combination of adenomyomatosis and chronic cholecystitis. Among cases having the preoperative diagnosis of adenomyomatosis there was no histological demontration of gallbladder carcinoma. Conclusion: Adenomyomatosis is uncommonly seen and has untypically clinical characteristics. The ultrasound has low sensitivity and high specificity in diagnosis. The study of the relationship between the adenomyomatosis and carimoma of the gallbladder should be done. The laparoscopic surgery should be the selection of treatment. Key words: hyperplastic cholecystoses, cholesterolosis, adenomyomatosis, carcinoma of the gallbldder, chronic cholecystitis, ultrasound, computed tomography, magnetic re ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: