ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 175.03 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và miễn dịch trong viêm thận Lupus. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, thực hiện trên 170 bệnh nhân viêm thận Lupus nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2005.Kết quả: Trong tổng số 170 bệnh nhân, gồm nữ: 162 (95,29%), nam: 8 (4,71%), tỉ lệ nữ/nam: 20,25:1; tuổi trung bình: 29,75 (16 – 71) tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: Phù 141 trường hợp (82,94%), hồng ban cánh bướm 112 trường hợp (65,88%), đau khớp 105 trường hợp (61,76%), tăng huyết áp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và miễn dịch trong viêm thậnLupus. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, thực hiện tr ên 170 bệnh nhân viêm thậnLupus nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2005. Kết quả: Trong tổng số 170 bệnh nhân, gồm nữ: 162 (95,29%), nam: 8(4,71%), tỉ lệ nữ/nam: 20,25:1; tuổi trung bình: 29,75 (16 – 71) tuổi. Triệu chứnglâm sàng thường gặp: Phù 141 trường hợp (82,94%), hồng ban cánh bướm 112trường hợp (65,88%), đau khớp 105 trường hợp (61,76%), tăng huyết áp 54 trườnghợp (31,76%). Đặc điểm về sinh hóa: Thiếu máu 137 tr ường hợp (80,59%), bạchcầu máu giảm 76 trường hợp (44,71%), tiểu cầu máu giảm 37 trường hợp(21,76%), albumin máu giảm 137 trường hợp (80,59%), tiểu máu 151 tr ường hợp(89,35%) trong đó tiểu máu vi thể 123 trường hợp (81,45%) và tiểu máu đại thể 28trường hợp (18,55%), tiểu bạch cầu 106 tr ường hợp (62,72%), tiểu đạm 170trường hợp (100%) trong đó tiểu đạm > 3,5g/24 giờ là 59 trường hợp (34,71%), độlọc cầu thận giảm 77 trường hợp (45,29%). Miễn dịch: ANA d ương tính 163trường hợp (95,88%), LE Cell dương tính 97 trường hợp (57,06%), C3 máu giảm168 trường hợp (98,82%), C4 máu giảm 150 trường hợp (88,24%), C3 và C4 máugiảm 150 trường hợp (88,24%). Kết Luận: Các triệu chứng ngoài thận thường giúp ích cho việc chẩn đoánviêm thận Lupus. ABSTRACT CLINICAL, BIOCHEMICAL AND IMMUNOLOGICAL FEATURES INLUPUS NEPHRITIS Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong, Dang Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 4 – 2008: 236 - 243 Objective: To describe the clinical, biochemical and immunologicalfeatures in patients with Lupus nephritis. Method: This was a prospective study of 170 patients with Lupus nephritisadmitted to nephrology department of Cho Ray Hospital between September 2004and August 2005. Results: Of the 170 patients, 162 were females (95.29%) and 8 males(4.71%), giving a female to male ratio of 20.25: 1. The patient age varied from 16to 71 years old mean 29.75 years old. The most frequent clinical symptoms wereedema in 141 cases (82.94%), skin rashes in 112 cases (65.88%), arthralgia in 105cases (61.76%) and hypertension in 54 cases (31.76%). Biochemical featuresincluded 137 cases of anemia (80.59%), 76 cases of hypole ukocytemia (44.71%),37 cases of hypoplateletemia (21.76%), 137 case of hypoalbuminemia (80.59%),151 cases of hematuria (89.35%) among those 123 cases (81.45%) had micro -hematuria and 28 cases (18.55%) had macro-hematuria, 106 cases of leukocyturia(62.72%), 100 % of population had proteinuria in which excretion of greater than3.5 grams of protein per day occurred 59 cases (34.71%) and 77 cases (45.29%) ofdecreasing glomerular filtration rate. Immunological characteristics were positiveANA in 163 cases (95.88%), positive LE Cell in 97 cases (57.06%)hypocomplementemia of C3 in 168 cases (98.82%), hypocomplementemia of C4in 150 cases (88.24%) and hypocomplementemia of both C3 and C4 in 150 cases(88.24%). Conclusions: Extra-renal symptoms were helpful for lupus nephritisdiagnosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh lýchưa rõ căn nguyên trong đó mô và tế bào bị tổn thương do các tự kháng thể và cácphức hợp miễn dịch. Khoảng 90% các trường hợp là phụ nữ, thường ở độ tuổi sinhđẻ; nhưng trẻ em, nam giới và người lớn tuổi cũng có thể bị bệnh(3,18). Viêm thận Lupus chiếm khoảng 60 – 75% bệnh nhân lupus ban đỏ hệthống(12). Biểu hiện tổn thương thận do SLE có thể là hội chứng viêm cầu thận cấp,hội chứng thận hư có hoặc không kèm suy thận. Tình trạng suy thận cấp nặng trongnhững đợt kịch phát có thể dẫn đến tử vong. Lâu dài, bệnh dẫn đến suy thận giai đoạncuối phải lọc máu chu kỳ hay ghép thận, đặc biệt ở bệnh nhân viêm cầu thận Lupuscó sang thương giải phẫu bệnh nhóm IV(3,4,12). Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về viêm thận Lupus. Tại Việt Namviêm thận Lupus được nghiên cứu nhiều ở trẻ em; còn ở người lớn cũng có khá nhiềucông trình nghiên cứu nhưng đa số tập trung tổn thương ngoài thận. Xuất phát từ thựctế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là mô tả đặc điểm lâmsàng, sinh hóa và miễn dịch học trong viêm thận Lupus. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận Lupus theo tiêu chuẩn của HiệpHội Thấp Hoa Kỳ 1982 (cập nhật năm 1997) nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từtháng 09 năm 2004 đến tháng 08 năm 2005. - Chẩn đoán viêm thận Lupus khi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA VÀ MIỄN DỊCH TRONG VIÊM THẬN LUPUS TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, sinh hóa và miễn dịch trong viêm thậnLupus. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, thực hiện tr ên 170 bệnh nhân viêm thậnLupus nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2005. Kết quả: Trong tổng số 170 bệnh nhân, gồm nữ: 162 (95,29%), nam: 8(4,71%), tỉ lệ nữ/nam: 20,25:1; tuổi trung bình: 29,75 (16 – 71) tuổi. Triệu chứnglâm sàng thường gặp: Phù 141 trường hợp (82,94%), hồng ban cánh bướm 112trường hợp (65,88%), đau khớp 105 trường hợp (61,76%), tăng huyết áp 54 trườnghợp (31,76%). Đặc điểm về sinh hóa: Thiếu máu 137 tr ường hợp (80,59%), bạchcầu máu giảm 76 trường hợp (44,71%), tiểu cầu máu giảm 37 trường hợp(21,76%), albumin máu giảm 137 trường hợp (80,59%), tiểu máu 151 tr ường hợp(89,35%) trong đó tiểu máu vi thể 123 trường hợp (81,45%) và tiểu máu đại thể 28trường hợp (18,55%), tiểu bạch cầu 106 tr ường hợp (62,72%), tiểu đạm 170trường hợp (100%) trong đó tiểu đạm > 3,5g/24 giờ là 59 trường hợp (34,71%), độlọc cầu thận giảm 77 trường hợp (45,29%). Miễn dịch: ANA d ương tính 163trường hợp (95,88%), LE Cell dương tính 97 trường hợp (57,06%), C3 máu giảm168 trường hợp (98,82%), C4 máu giảm 150 trường hợp (88,24%), C3 và C4 máugiảm 150 trường hợp (88,24%). Kết Luận: Các triệu chứng ngoài thận thường giúp ích cho việc chẩn đoánviêm thận Lupus. ABSTRACT CLINICAL, BIOCHEMICAL AND IMMUNOLOGICAL FEATURES INLUPUS NEPHRITIS Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong, Dang Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 4 – 2008: 236 - 243 Objective: To describe the clinical, biochemical and immunologicalfeatures in patients with Lupus nephritis. Method: This was a prospective study of 170 patients with Lupus nephritisadmitted to nephrology department of Cho Ray Hospital between September 2004and August 2005. Results: Of the 170 patients, 162 were females (95.29%) and 8 males(4.71%), giving a female to male ratio of 20.25: 1. The patient age varied from 16to 71 years old mean 29.75 years old. The most frequent clinical symptoms wereedema in 141 cases (82.94%), skin rashes in 112 cases (65.88%), arthralgia in 105cases (61.76%) and hypertension in 54 cases (31.76%). Biochemical featuresincluded 137 cases of anemia (80.59%), 76 cases of hypole ukocytemia (44.71%),37 cases of hypoplateletemia (21.76%), 137 case of hypoalbuminemia (80.59%),151 cases of hematuria (89.35%) among those 123 cases (81.45%) had micro -hematuria and 28 cases (18.55%) had macro-hematuria, 106 cases of leukocyturia(62.72%), 100 % of population had proteinuria in which excretion of greater than3.5 grams of protein per day occurred 59 cases (34.71%) and 77 cases (45.29%) ofdecreasing glomerular filtration rate. Immunological characteristics were positiveANA in 163 cases (95.88%), positive LE Cell in 97 cases (57.06%)hypocomplementemia of C3 in 168 cases (98.82%), hypocomplementemia of C4in 150 cases (88.24%) and hypocomplementemia of both C3 and C4 in 150 cases(88.24%). Conclusions: Extra-renal symptoms were helpful for lupus nephritisdiagnosis. ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh lýchưa rõ căn nguyên trong đó mô và tế bào bị tổn thương do các tự kháng thể và cácphức hợp miễn dịch. Khoảng 90% các trường hợp là phụ nữ, thường ở độ tuổi sinhđẻ; nhưng trẻ em, nam giới và người lớn tuổi cũng có thể bị bệnh(3,18). Viêm thận Lupus chiếm khoảng 60 – 75% bệnh nhân lupus ban đỏ hệthống(12). Biểu hiện tổn thương thận do SLE có thể là hội chứng viêm cầu thận cấp,hội chứng thận hư có hoặc không kèm suy thận. Tình trạng suy thận cấp nặng trongnhững đợt kịch phát có thể dẫn đến tử vong. Lâu dài, bệnh dẫn đến suy thận giai đoạncuối phải lọc máu chu kỳ hay ghép thận, đặc biệt ở bệnh nhân viêm cầu thận Lupuscó sang thương giải phẫu bệnh nhóm IV(3,4,12). Trên thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về viêm thận Lupus. Tại Việt Namviêm thận Lupus được nghiên cứu nhiều ở trẻ em; còn ở người lớn cũng có khá nhiềucông trình nghiên cứu nhưng đa số tập trung tổn thương ngoài thận. Xuất phát từ thựctế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là mô tả đặc điểm lâmsàng, sinh hóa và miễn dịch học trong viêm thận Lupus. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm thận Lupus theo tiêu chuẩn của HiệpHội Thấp Hoa Kỳ 1982 (cập nhật năm 1997) nhập khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy từtháng 09 năm 2004 đến tháng 08 năm 2005. - Chẩn đoán viêm thận Lupus khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học tài liệu y khoa bệnh thường gặp nghiên cứu y học lý thuyết y họcTài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 317 0 0 -
5 trang 310 0 0
-
8 trang 265 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 255 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 241 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 227 0 0 -
13 trang 208 0 0
-
5 trang 207 0 0
-
8 trang 207 0 0
-
9 trang 203 0 0