Danh mục

Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Tâm thần

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 758.41 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm chức năng xã hội ở trẻ vị thành niên. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên và các yếu tố liên quan đến mức độ trầm cảm
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Tâm thầnNghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN Nguyễn Lý Bích Trâm1, Ngô Tích Linh2, Hồ Nguyễn Yến Phi2, Trần Anh Ngọc2, Ái Ngọc Phân2, Phạm Thị Minh Châu2, Nguyễn Thi Phú2, Trương Quốc Thọ2, Nguyễn Thị Kiều Tiên1, Trần Trung Nghĩa2, Bùi Xuân Mạnh2TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gâysuy giảm chức năng xã hội ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầmcảm chủ yếu (RLTCCY) ở lứa tuổi này tại các cơ sở y tế còn tương đối hạn chế. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm chủ yếu ở trẻ vị thành niên và các yếu tốliên quan đến mức độ trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa Tâm lý –Tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2022 đến tháng 05/2022 trên 43bệnh nhân độ tuổi từ 10 tuổi đến 16 tuổi đến khám lần đầu được chẩn đoán RLTCCY theo tiêu chuẩn DSM-5.Nghiên cứu tính tỷ lệ RLTCCY và mối liên quan giữa RLTCCY với các đặc điểm về dân số xã hội học, như tuổi,giới tính, nơi sống, trình độ học vấn và học lực. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở trẻ từ 10 đến 16 tuổi đến khám tại phòng khám tâm thần nhi là 13,8%, dân sốnghiên cứu có độ tuổi trung vị là 15 [13-15] tuổi, 72,1 là giới nữ, 86% sống ở thành thị, 67,4% có trình độ họcvấn từ cấp 2 trở lên và 93% có học lực khá trở lên. Lý do nổi bật đưa bệnh nhân đến khám là cảm giác buồn(23,3%) và ý nghĩ tự sát (18,6%). Những biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất gồm khí sắc trầm (100%), giảmtập trung chú ý (86%), cảm giác vô dụng (83,6%). Bên cạnh đó, có hơn 60% trường hợp có ít nhất một biểu hiệnliên quan đến ý tưởng tự sát và 69,8% có mức độ trầm cảm nặng dựa theo thang QIDS-A17-C. Không có đặcđiểm dân số xã hội học nào được khảo sát có liên quan đến mức độ trầm cảm trên dân số nghiên cứu (p >0,05). Kết luận: Trẻ vị thành niên mắc RLTCCY trong nghiên cứu ưu thế ở nữ giới, có trình độ học vấn cao vớihọc lực từ khá giỏi trở lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ khá cao về ý nghĩ tự sát trên trẻ vị thành niên cần được quan tâmđúng mức. Từ khóa: rối loạn trầm cảm chủ yếu, trẻ vị thành niên, đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quanABSTRACT CLINICAL FEATURES AND ASSOCIATED FACTORS IN ADOLESCENTS WITH MAJOR DEPRESSIVE DISORDER: A CROSS-SECTIONAL STUDY IN A PSYCHIATRIC SETTING Nguyen Ly Bich Tram, Ngo Tich Linh, Ho Nguyen Yen Phi, Tran Anh Ngoc, Ai Ngoc Phan, Pham Thi Minh Chau, Nguyen Thi Phu, Truong Quoc Tho, Nguyen Thi Kieu Tien, Tran Trung Nghia, Bui Xuan Manh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 79 - 86 Background: Even though depression is one of the most common mental health problems and a high-ranking reason for disability and social burden among adolescents, little data related to the field has been reportedKhoa Tâm Lý – Tâm Thần Trẻ em, Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh1Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh2Tác giả liên lạc: BS. Bùi Xuân Mạnh ĐT: 0986226046 Email: buixuanmanh@ump.edu.vn)Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(1):79-86. DOI: 10.32895/hcjm.m.2024.01.12Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com 79Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y họcin health facilities in Vietnam. Objective: To determine the rate, clinical features among adolescents with major depressive disorder(MDD) and associated factors related to the severity of depression. Methods: A cross-sectional study was conducted at the outpatient Pediatric Psychology and PsychiatryDepartment at the Mental Health Hospital in Ho Chi Minh City from March 2022 to May 2022 among 43adolescents, aged 10 to 16 years old, who were diagnosed with MDD for the first time according to the DSM-5.The rate of MDD was calculated, and the associations between MDD and epidemiological features, including age,gender, place of residence, educational degrees, and learning capacity, were analyzed. Results: The rate of depression among the patients aged 10 to 16 who visited the outpatient pediatricpsychiatric department was 13.8%. The social-epidemiological features were the median age of 15 years old, withthe interquartile range of 13 to 15; 72.1% being girls; 86% living in urban areas; 67.4% having completedsecondary school and above; and 93% having average or higher learning capacity. The chief complaints bringingthe patients to the hospital were sad mood (23.3%) and suicidal ideation (18.6%). The common symptoms were asad mood (100%), a decrease in concentration (86%), and the feeling of being useless (83.6%). Additionally, wellover 60% exhibited more than one sign related to suicidal ideation, and 69.8% experienced the severity degreebased on QIDS-A17-C. There was no correlation between the epidemiological characteristics and the severity ofdepression (p >0.05). Conclusion: In the study, adolescents with MDD were more likely to be female, have high educationaldegrees, and have a high learning capacity. Additionally, the rate of suicidal ideation among the targetedpopulation should be considered and appropriately monitored. Keywords: major depressive disorder, adolescents, cli ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: