Danh mục

Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán viêm phổi mắc phải từ cộng đồng ở trẻ em (phần 2)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán viêm phổi mắc phải từ cộng đồng ở trẻ em (phần 2), y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán viêm phổi mắc phải từ cộng đồng ở trẻ em (phần 2) Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán viêm phổi mắc phải từ cộng đồng ở trẻ em (phần 2)I. Giới thiệuViêm phổi mắc phải từ cộng đồng ( Community-acquired pneumonia – CAP)được xác định như một tình trạng nhiễm trùng cấp tính của nhu mô phổi ở bệnhnhân bị nhiễm trùng từ cộng đồng, để phân biệt với viêm phổi mắc phải từ bệnhviện (nosocomical pneumonia). CAP là một bệnh lý nặng và thường gặp với tỷ lệmắc bệnh đáng kể.Mục tiêu của bài viết này tập trung vào đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán CAP. Cácphần còn lại như dịch tễ học, vi sinh học, tác nhân sinh bệnh, và điều trị sẽ đượctrình bày trong những bài khác.Bài viết được chia làm hai phần chính: Phần 1: tập trung vào các lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh,  Phần 2: tập trung vào các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, tiêu chuẩn chẩn  đoán, chẩn đoán phân biệt.II. Đánh giá cận lâm sàngViệc đánh giá cận lâm sàng trẻ CAP phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, bao gồmtuổi của trẻ, mức độ nặng, sự xuất hiện các biến chứng, và trẻ có cần nhập việnhay không. Nhiều xét nghiệm xâm lấn phải thực hiện nếu cần thiết để xác địnhbệnh sinh (Ví dụ, ở trẻ bệnh cảnh nặng, có biến chứng tiềm ẩn, trẻ cần phải nhậpviện điều trị). Chẩn đoán bệnh sinh ở những trẻ n ày sẽ giúp điều trị đặc hiệu vàtrực tiếp tác nhân gây bệnh, đồng thời cho phép cách ly bệnh nhân để ngăn ngừanhiễm trùng bệnh viện.Trẻ nhũ nhi nghi ngờ bị viêm phổi, nhất là nếu có sốt và vẻ nhiễm độc, cần phảiđược đánh giá đầy đủ nguy cơ nhiễm trùng huyết và các nhiễm trùng nặng khác.II.1. Xét nghiệm máuXét nghiệm máu có thể giúp phân biệt giữa nhiễm siêu vi và vi trùng, thông qua sựbiệt hóa và phản ứng pha cấp của các tế bào máu trong công thức máu. Ion đồ máugiúp đánh giá mức độ mất nước và tình trạng giảm natri máu, từ đó có thể pháthiện hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp. Công thức máu (CTM): không cần thiết thực hiện đối với trẻ CAP nhẹ, có  thể điều trị ngoại trú, ngoại trừ tình huống cần đánh giá hỗ trợ thêm trong việc quyết định sử dụng kháng sinh. CTM được thực hiện thường quy đối với trẻ cần nhập viện. Một số dấu hiệu trên CTM có thể đặc hiệu hơn cho một nhóm tác nhân (siêu vi, vi trùng, vi trùng không điển hình) so với các nhóm tác nhân khác. Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể trùng lắp với nhau và không đáng tin cậy nếu chỉ dùng đơn độc trong việc phân biệt tác nhân gây bệnh. Số lượng bạch cầu (SLBC) < 15.000 tế bào/microL thường giúp hướng đến nguyên nhân không do vi trùng, ngoại trừ các bệnh nhân có bệnh cảnh nặng có thể có tình trạng giảm bạch cầu và có các tế bào non chiếm ưu thế, SLBC > 15.000 tế bào/microL thường giúp hướng đến tác nhân vi trùng sinh mủ. Tuy nhiên, trẻ mắc viêm phổi do M. pneumoniae, cúm, và adenovirus cũng có thể có SLBC > 15.000 tế bào/microL, Bạch cầu ái toan có thể tăng số lượng ở trẻ nhũ nhi với bệnh cảnh viêm phổi không sốt, nhất là đối với tác nhân Chlamydia trachomatis, Các chất phản ứng trong pha cấp: định l ượng CRP giúp ích cho việc phân biệt viêm phổi siêu vi và vi trùng, Nồng độ procalcitonin (PCT) gia tăng là một dấu hiệu có tính đặc hiệu cao hơn CRP trong việc phân biệt tác nhân siêu vi hay vi trùng. Tuy nhiên, tính thiết thực trong tiên đoán bệnh của chất này vẫn chưa được công bố chính thức và cũng không có khuyến cáo nào cho phép sử dụng kháng sinh điều trị mà chỉ dựa đơn thuần vào giá tri PCT. Các chất phản ứng nhanh có thể giúp ích trong việc theo dõi diễn tiến bệnh, đáp ứng với điều tri, và quyết định khi nào ngưng điều trị.II.2. Xét nghiệm vi sinhNếu có thể, chẩn đoán vi sinh nên được thực hiện cho những trẻ có bệnh cảnhnặng, có biến chứng, và những trẻ cần nhập viện. Chẩn đoán vi sinh cũng cần thiếttrong trường hợp xuất hiện các đợt bộc phát trong cộng đồng có nguy c ơ hìnhthành dịch, hoặc nghi ngờ một tác nhân gây bệnh không thường gặp, đặc biệt đốivới những tác nhân mà việc điều trị không giống với các điều trị theo kinh nghiệmthông thường (ví dụ, S. aureus bao gồm cả các chủng kháng methicillin, lao). Trẻvới bệnh lý nhẹ, có thể điều trị ngoại trú, không cần phải thực hiện chẩn đoán visinh. Cấy  Cấy máu cần thiết thực hiện ở những trẻ CAP phải nhập viện, và ở trẻ có tràn dịch màng phổi. Mặc dù kết quả cấy máu chỉ dương tính trong 10-20% trường hợp viêm phổi, nhưng khi dương tính chúng sẽ giúp rất nhiều cho chẩn đoán và điều trị. Tỷ lệ cấy máu dương tính ở trẻ có tràn dịch hoặc mủ màng phổi tăng lên 30-40%. Kết quả cấy máu sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân có điều trị kháng sinh trước khi tiến hành xét nghiệm. Xác định được siêu vi, M. pneumoniae, hoặc Chlammydia spp. ở đường hô hấp trên cùng lúc ...

Tài liệu được xem nhiều: