Danh mục

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 704.89 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương sọ não, từ đó xây dựng qui trình điều trị và gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GÂY MÊ HỒI SỨC TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị chấn thương sọ não, từ đóxây dựng qui trình điều trị và gây mê hồi sức trong phẫu thuật cấp cứu bệnh nhânchấn thương sọ não. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu 275 BN được phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ nãoở bệnh viện Nhân Dân 115 TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 3năm 2006. Tất cả đều được chẩn đoán sau mổ là máu tụ cấp tính trong sọ sau chấnthương. Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn giao thông: 82,18%, tuổi trungbình: 33,32 ±13,01 (t ừ 7 đến 74), tỉ lệ nam/nữ = 6/1, chấn thương sọ não nặng:33,82%, có đặt nội khí quản cấp cứu: 77,41%, truyền dịch trước mổ: 98,81%, phẫuthuật trong “thời gian vàng”: 49,82%, thở máy sau mổ ≥ 12giờ: 63,64%, dùngMidazolam và Fentanyl để an thần và giảm đau cho bệnh nhân thở máy: 54,55%,kết quả bất thường với khí máu động mạch lần đầu là 25,81%, với ion đồ là25,09%, với áp lực tĩnh mạch trung tâm là 83,16% và tỉ lệ tử vong là 9,45%. Kết luận: Bệnh nhân chấn thương sọ não cần được cấp cứu kịp thời, ổnđịnh hô hấp, tuần hoàn, tránh những tổn thương não thứ phát, gây mê hồi sức thíchhợp, chủ động thở máy sau mổ, cân bằng dịch, điện giải, kiềm - toan … để giảm tỉlệ tử vong và hạn chế di chứng.ABSTRACT EVALUATION CLINICAL OF FEATURES AND ANESTHESIA INACUTE HEAD INJURY OPERATION Nguyen Van Chung, Nguyen Ngoc Anh, Pham Van Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 3 – 2008: 166 - 171 Objectives: Assessment the effects of treatment of head injury to establisha protocol for treatment and anesthesia in emergency neurosurgical head injurypatients. Method: Prospective, descriptive, cross-sectional study. Results: This prospective, cross-sectional study of 275 patients ofemergency neurosurgical head injury at People 115 Hospital in HCM city, fromJuly 2005 to March 2006. All of them were postoperatively confirmed as acuteintracranial hematoma effect in head injury. The most common cause of headinjury is traffic accident 82.818%, the mean age is 33,32±13,01 (range 7 to 74),male/female=6/1, severe head injury: 33.82% with emergency endotrachealintubation: 77.41%, 98.18% were infused at preoperation period, operation in“Golden time”: 49.82%, used ventilation post operative more than 12 hours:63.64%, Midazolam plus Fentanyl as sedation and analgesia for assistedventilation patients: 54.55%, 25,81% abnormal first blo od gas result, 25,09%ionogram abnormal, 83.16% CVP abnormal and mortality rate: 9.45%. Conclusions: Patient with brain injury must be immediately manage forstable blood circulation and respiration, prevent secondary lesions, suitableanesthesia and resuscitation, artificial ventilation at post operation period, balanceof homeostasis, electrolytes and alkaloid - acid,… to reduce the morbidity andmortality rate as well as the sequelae. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam, tai nạn giao thông (TNGT) đang xếphàng thứ chín gây ra tử vong trong dân số cả nước, đa số do chấn th ương sọ não(CTSN). Thống kê của Ủy ban an toàn giao thông trong những năm gần đây tửvong do TNGT mỗi năm 12.000-14.000 người, trong đó 65-70% là CTSN. Tạibệnh viện BV. Chợ Rẫy, năm 1995 có 23.737 trường hợp nhập viện do tai nạngiao thông (TNGT), 91,42% là chấn thương sọ não. Tỉ lệ tử vong của BN chấnthương sọ não rất cao ở khoa hồi sức tích cực. Hiểu biết về bệnh học của CTSN, sinh lý bệnh của tăng áp lực nội sọ(ALNS) để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân CTSN nặngvẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ (BS) gây mê hồi sức (GMHS) và phẫuthuật viên (PTV) thần kinh từ nhiều năm nay. Phát hiện và giải quyết sớm cácnguyên nhân gây ra tổn thương thứ phát là một yêu cầu cấp thiết trong GMHS PTcấp cứu CTSN. Để giải quyết được các nguyên nhân này cần có một qui trình cấpcứu hồi sức bệnh nhân ngay sau khi xảy ra chấn thương (CT) cũng như trước mổ,trong mổ và sau mổ. Chiến lược hạ thấp tỉ lệ tử vong và di chứng của CTSN là sựthúc đẩy xây dựng mạng lưới điều trị CTSN ở các địa phương sao cho thích hợp. Đối với bệnh nhân CTSN nặng đưa đến phù não tăng ALNS diễn biến phứctạp, tử vong cao. Trong hoàn cảnh chưa có phương tiện đo ALNS, Doppler xuyên sọ,đo độ bão hòa oxy tĩnh mạch trộn (SvO2), thực hiện đặt nội khí quản (NKQ) hồi sứctrước mổ, chống phù não với Mannitol (M), ổn định hô hấp, tuần hoàn, cân bằngdịch, điện giải, kiềm-toan trước, trong và sau mổ, thở máy sau mổ đã đem lại hiệu quảnhất định tại BV. Nhân Dân 115 TP. Hồ Chí Minh. Công tác điều trị này phù hợp vớiđiều kiện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2000, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre đã triển khai PT cấp cứuCTSN. Tiến hành nghiên cứu này chúng tôi muốn góp ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: