Danh mục

Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trên vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.62 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu đưa ra nhận xét về đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đáitháo đường điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy từ 10/2010 đến 06/2011. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học trên vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Chợ RẫyNghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌCTRÊN VẾT LOÉT NHIỄM KHUẨN BÀN CHÂNỞ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪYLê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Bích Đào**, Nguyễn Thị Lệ*TÓM TẮTMục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đáitháo đường điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy từ 10/2010 đến 06/2011.Đối tượng-phương pháp: tiền cứu cắt ngang mô tả 50 trường hợp loét nhiễm khuẩn bàn chân.Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước khi cấy vi khuẩn trong nghiên cứu khá cao, chiếm82%. Chỉ có 66,67% bệnh nhân tuân thủ thực hiện điều trị với thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát đườnghuyết. Lượng HbA1c trung bình của nhóm nghiên cứu là 11,00 ± 3,79%. Số lượng loài vi khuẩn trung bình khicấy khuẩn bằng que cấy là 1,24 ± 0,43, trong đó Gram(-) chiếm 56,55% so với Gram(+) 43,45%. Các chủng vikhuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc, nhất là Staphylococcus sp và E. coli.Kết luận: Đa số bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, không tuân thủ điều trị. Vết loét bàn chân thườngsâu và đã được dùng kháng sinh trước đó. Các vi khuẩn Gram(-) chiếm tỉ lệ cao hơn các vi khuẩn Gram(+) trongcác vết loét. Tỷ lệ các chủng đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao theo thời gian.Từ khóa: đái tháo đường (ĐTĐ), vết loét nhiễm khuẩn bàn chân do đái tháo đườngABSTRACTCLINICO-MICROBIOLOGICAL STUDY OF INFECTIOUS DIABETIC FOOT ULCERS AT CHỢ RẪYHOSPITALLe Quoc Tuan, Nguyen Thi Bich Dao, Nguyen Thi Le* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 390 - 394Objective: To evaluate the clinico-microbiological characteristics of infectious diabetic foot ulcers at Chợ Rẫyhospital from 10/2010 to 06/2011.Methods: Prospective study and cross section descriptive.Results: Proportion of used-antibiotics patients is high, accounting for 82% cases. Only 66.67% of patientswere treated with oral hypoglycemic drugs or insulin. The average percentage of HbA1c of these patients was11.00 ± 3.79%. An average of 1.24 ± 0.43 species of bacteria per patient were isolated. Gram-negative aerobeswere most frequently isolated (56.55%), followed by gram-positive aerobes (43.45%). Most of bacteria becomesresistant to antibiotic, especially E. coli and Staphylococcus sp.Conclusions: Most of diabetic patients control the glycemia poorly. The infectious diabetic foot ulcers oftendevelop deeply and the antibiotics have been used before. Gram-negative aerobes were most frequently isolated.The percentage of antibiotic-resistant species increases over time.Keywords: diabetes, infectious diabetic foot ulcersBộ Môn Sinh lý học - Đại Học Y Dược TP. HCM** Bộ môn Nội Tiết học – Đại học Y Dược TP. HCMTác giả liên lạc: BS. Lê Quốc Tuấn ĐT: 01696929792390Email: tuan_lqc@yahoo.comChuyên Đề Nội Khoa IIY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012ĐẶT VẤN ĐỀBước vào thế kỉ 21, tỉ lệ mới mắc của bệnhĐTĐ trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng ngày càng gia tăng. Trong số các biếnchứng mạn tính của ĐTĐ thì loét bàn chân làbiến chứng thường gặp, phức tạp, gây nhiều tổnhại về kinh tế và tinh thần cho người bệnh. Khikhông được xử trí kịp thời, vết loét bàn chân sẽdiễn tiến đến nhiễm khuẩn, đây là chỉ định hàngđầu của nhập viện trên bệnh nhân ĐTĐ. Tácnhân gây nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhânĐTĐ thường là hỗn hợp nhiều loại vi khuẩn,bao gồm vi khuẩn Gram (+), Gram (-), kỵ khí, vàđôi khi có cả nấm . Vấn đề điều trị kháng sinhcho người bệnh phải được đặt ra ngay từ lúcmới vào viện, trước khi có kết quả cấy địnhdanh vi khuẩn và kháng sinh đồ.Tại bệnh viện Chợ Rẫy, số bệnh nhân nhậpviện vì loét nhiễm khuẩn bàn chân do ĐTĐngày càng tăng và thường đến ở giai đoạnmuộn, khi tình trạng nhiễm khuẩn đã lan rộng.Bên cạnh đó, phổ vi khuẩn và đáp ứng của vikhuẩn với từng loại kháng sinh trên vết loétnhiễm khuẩn bàn chân cũng thay đổi theo thờigian. Vì vậy, nhận thấy việc khảo sát đặc điểmlâm sàng và vi khuẩn học của vết loét bàn chânlà quan trọng tại thời điểm hiện tại, chúng tôiquyết định tiến hành nghiên cứu này tại khoaNội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy.ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứuBệnh nhân ĐTĐ có nhiễm khuẩn vết loétbàn chân tại khoa Nội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy,nhập viện từ 01/2010 đến 06/2011.Tiêu chuẩn lựa chọnBệnh nhân thỏa cả hai điều kiện.Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo tiêuchí của ADA 2010.Có vết loét nhiễm khuẩn ở bàn chânChuyên Đề Nội Khoa IINghiên cứu Y họcTiêu chuẩn loại trừBệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn chọnbệnh đã nêu trên hoặc không đồng ý tham gianghiên cứu.Thiết kế nghiên cứuPhương pháp cắt ngang mô tả, tiền cứuCỡ mẫuChúng tôi ước lượng cỡ mẫu nhằm xác địnhsố lượng loài vi khuẩn trung bình trên một vếtloét bàn chân nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ĐTĐ.Ước lượng cỡ mẫu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: