Danh mục

Đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện thường xuyên ở nhóm nguy cơ cao

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 310.69 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện thường xuyên ở bệnh nhân nhóm nguy cơ cao tại khoa Nội Hô Hấp Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện thường xuyên ở nhóm nguy cơ caoNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ THÚC ĐẨY VÀO ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN THƯỜNG XUYÊN Ở NHÓM NGUY CƠ CAO Trần Văn Ngọc*, Mã Vĩnh Đạt**TÓM TẮT Mở đầu: Một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(BPTNMT) đã được công bố trong các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, các yếu tốthúc đẩy này chưa được nghiên cứu đầy đủ ở nhóm nguy cơ cao. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhậpviện thường xuyên ở bệnh nhân nhóm nguy cơ cao tại khoa Nội Hô Hấp Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phân tích 144 bệnh nhân BPTNMTnhóm nguy cơ cao nhập viện tại khoa Nội hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng04/2017. Từ đó phân tích đa biến để tìm ra yếu tố thúc đẩy vào đợt cấp nhập viện thường xuyên ở nhóm bệnhnhân này. Kết quả: Trong 144 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 90,3% nam giới, tuổi trung bình 72,59± 11,38 tuổi,bệnh nhân còn đang hút thuốc lá chiếm 22,9%, đã ngừng hút thuốc lá chiếm 68,8%. Bệnh nhân thuộc phân nhómC chiếm 43,1%, nhóm D chiếm 56,9%. Bệnh nhân có thời gian phát hiện BPTNMT > 5 năm chiếm 36,1%. Bệnhnhân có ít nhất 1 bệnh đồng mắc chiếm 60,4%, bệnh đồng mắc đi kèm phổ biến nhất là bệnh tim mạch. Về triệuchứng lâm sàng: ho và khó thở gặp ở 100% bệnh nhân, ran rít, ran ngáy 88,9%, khạc đờm 82,6%, đờm mủ75,7%, ran ẩm, nổ 68,1% và co kéo cơ hô hấp phụ 67,4%. Đợt cấp nặng chiếm 74,3%, trung bình chiếm 25,7%,không có đợt cấp nhẹ. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị thuốc chiếm 27,1%. Bệnh nhân sử dụng dụng cụ hítkhông đúng kỹ thuật chiếm tỉ lệ 34,7%. Phân tích đơn biến cho thấy BMI < 18,5 kg/m2, thời gian phát hiện bệnh> 5 năm, còn hút thuốc lá, không tuân thủ điều trị thuốc, không tái khám định kỳ, không sinh hoạt câu lạc bộBPTNMT và sử dụng dụng cụ hít không đúng kỹ thuật liên quan có ý nghĩa thống kê với nhập viện thườngxuyên do đợt cấp. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy thời gian phát hiện bệnh > 5 năm (OR = 2,63), không tuânthủ điều trị thuốc (OR = 3,42) và sử dụng dụng cụ hít không đúng kỹ thuật (OR = 3,94) liên quan độc lập và giatăng tỉ lệ nhập viện thường xuyên do đợt cấp ở bệnh nhân BPTNMT nhóm nguy cơ cao. Kết luận: Những bệnh nhân vào đợt cấp BPTNMT thuộc nhóm nguy cơ cao đa phần là những bệnh nhânlớn tuổi, bị bệnh lâu năm, nhiều bệnh đồng mắc, ý thức tuân thủ điều trị chưa tốt, còn gặp nhiều sai sót trong việcsử dụng thuốc điều trị ngoại trú, thiếu điều kiện tái khám cũng như tiếp cận các hoạt động giáo dục sức khỏethường xuyên. Thời gian phát hiện bệnh > 5 năm, không tuân thủ điều trị thuốc, và sử dụng dụng cụ hít khôngđúng kỹ thuật có liên quan độc lập đến việc gia tăng tỉ lệ nhập viện thường xuyên do đợt cấp ở bệnh nhânBPTNMT nhóm nguy cơ cao. Từ khóa: yếu tố thúc đẩy, đợt cấp, nhập viện, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhóm nguy cơ cao.  Bộ môn Nội Tổng Quát, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.  Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tác giả liên lạc: PGS TS. Trần Văn Ngọc ĐT: 0903742939 Email: tranvanngocdhyd@yahoo.com186 Chuyên Đề Nội KhoaY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y họcABSTRACT CLINCAL CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS ASSOCIATED WITH FREQUENT HOSPITALIZATION FOR ACUTE EXACERBATIONS OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN HIGH RISK PATIENTS Tran Van Ngoc, Ma Vinh Dat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 186 - 193 Background: Many researches have described characteristics and pointed out risk factors relating to frequenthospitalization in chronic obstructive pulmonary disease (COPD) patients with acute exacerbation yet the resultsare poorly understood in high risk patients. Objectives: To describe clinical characteristics and identify the risk factors associated with frequenthospitalization for acute exacerbation of COPD in high risk patients in Respiratory Department of Cho RayHospital. Method: An observational study was conducted in the clinical practice setting over a 4 month-period(January 2017 to April 2017) in Respiratory Department of Cho Ray Hospital. A total of 144 high riskCOPD patients were recruited. Multivariable regression analyses identified factors associated withreadmission for acute exacerbation. Results: Among 144 patients, 90,3% were males, mean age was 72.59± 11.38 years. Of the patients, 22.9%were current smokers, 68.8% were former smokers; 43.1% were group C, 56.9% were group D; 36.1% werepatients with duration > 5 years; 60.4% suffered from comorbidities, mainly cardiovascular diseases. Coughingand dyspnea presented in 100% of the patients, while 88.9% had wheezing, 82.6% had sputum, 75.7% hadpurulent sputum, 68.1% had crackles, 67.4% used accessory muscles of respiration. 74.3% of the acuteexacerbations were severe, 25.7% were moderate, none was mild. 27.1% of the patients did not adhere tomedication. 34.7% of the patients did not perform the correct technique for inhalers. Univariate analysis showedthat BMI < 18,5 kg/m2, duration >5 years, currently smokers, non-adherence to medication, not accessing followup activities, not attending COPD clubs and using inhalers incorrectly were significantly associated withfrequent hospitalization. Multivariable regression analyses revealed that non-adherence to medication (OR =3.42), using the inh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: