Danh mục

Đặc điểm ngôn ngữ thơ Anh Ngọc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.58 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngôn ngữ thơ Anh Ngọc giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng, cùng những câu thơ mang dáng dấp những mệnh đề triết luận đã đem lại cho ông nhiều bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nó cũng góp phần làm nên một thế giới nghệ thuật với những nét độc đáo, riêng biệt, đa dạng và đầy màu sắc trong những trang thơ Anh Ngọc. Đây cũng là một phương diện đóng góp quan trọng của nhà thơ vào việc phát triển và sáng tạo ngôn ngữ thơ ca.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm ngôn ngữ thơ Anh NgọcĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ ANH NGỌCPHẠM THỊ SENTrường Đại học Sư phạm – Đại học HuếHOÀNG ĐỨC KHOANhà xuất bản Đại học HuếTóm tắt:Là một nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, Anh Ngọc một mặtchịu ảnh hưởng của thi ngôn thời đại, mặt khác có những sáng tạo mang dấuấn riêng. Ngôn ngữ thơ Anh Ngọc giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng, cùngnhững câu thơ mang dáng dấp những mệnh đề triết luận đã đem lại cho ôngnhiều bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nó cũnggóp phần làm nên một thế giới nghệ thuật với những nét độc đáo, riêng biệt,đa dạng và đầy màu sắc trong những trang thơ Anh Ngọc. Đây cũng là mộtphương diện đóng góp quan trọng của nhà thơ vào việc phát triển và sáng tạongôn ngữ thơ ca.Từ khóa: Anh Ngọc, ngôn ngữ, tự sự, triết luận, nghệ thuật1. MỞ ĐẦUMacxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Tuy nhiên, tùy vàođặc trưng thể loại, ngôn ngữ trong mỗi loại thể văn hoc có những đặc điểm riêng. Lànghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệtquan trọng trong thơ. Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổchức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”.Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. Vì vậy, để viết được bài thơ hay,nhà thơ không thể không khổ công đi tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ vàngoài thơ. Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú, nhà thơ chỉ lựa chọn những từngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốnsống... mới có được những chữ “thần” để có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài thơ“nổi gió”, “cất cánh”. Nhà thơ Nga Maiacopxki đã viết: Phải phí tổn ngàn cân quặngchữ/Mới thu về một chữ mà thôi/Những chữ ấy làm cho rung động/Triệu trái tim tronghàng triệu năm dài. (Nói chuyện với người thanh tra tài chánh).“Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểuhiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như nhữngđiều thầm kín trong tâm linh con người” [3, tr. 4]. Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngônngữ chính xác, giàu hình tượng và biểu cảm. Các yếu tố đó hòa quyện vào nhau tạo nênhình tượng thơ lung linh, đa nghĩa mang tính thẩm mỹ. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợicảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảothực bất ngờ, thú vị.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(37)/2016: tr. 36-44ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ ANH NGỌC37Mỗi thời đại thi ca đều được đánh dấu bằng thi ngôn riêng. Thời trung đại, các nhà thơthường sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng. Thời hiện đại, “Thơ mới (1932 – 1945)đã mang lại một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ” [6, tr. 108], đưa ngôn ngữ thơ lên mộtbước tiến quan trọng khi “Thơ mới đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câuthơ “điệu ngâm” sang câu thơ “điệu nói” [6, tr. 108-109]. Quá trình đó được hoàn tất ởgiai đoạn văn học chống Pháp và chống Mỹ.Là một nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, Anh Ngọc một mặt chịu ảnh hưởng củathi ngôn thời đại, mặt khác ông cũng có những sáng tạo mang dấu ấn riêng, từ đó gópphần vào việc phát triển và sáng tạo ngôn ngữ thơ ca.2. ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀO THƠMột biểu hiện của câu thơ “điệu nói” trong thơ ca chống Pháp và chống Mỹ là việc sửdụng ngôn ngữ cụ thể, sinh động và phong phú của đời sống để cấu tạo nên ngôn ngữthơ. Cũng vì thế mà hiện thực đời sống được khám phá và phản ánh ở nhiều góc độ,nhiều phương diện khác nhau, đồng thời đem lại vẻ đẹp giản dị, chân thực vốn rất cầnthiết cho thơ.Phạm Tiến Duật là nhà thơ rất thành công trong việc đưa ngôn ngữ đời thường vào thơđể tạo nên nét ngang tàng, tinh nghịch, hóm hỉnh mà vẫn hồn nhiên: Không có kính ừ thìcó bụi (Bài thơ về tiểu đội xe không kính); Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói làThạch Nhọn… (Gửi em cô thanh niên xung phong).Với Anh Ngọc, ngôn ngữ đờithường đi vào thơ ông theo một cách riêng: giản dị, tự nhiên, chân thành mà xúc động.Thơ Anh Ngọc là tiếng nói hồn nhiên của một tâm hồn mẫn cảm, tràn đầy tình yêu mếnvới cuộc sống xung quanh. Tác giả Hồng Diệu từng nhận định về thơ Anh Ngọc: “tiếngthơ nảy sinh từ một tâm hồn còn rất trẻ với con mắt nhìn đời trong veo, mơ mộng,nghịch ngợm nữa” [2]. Anh Ngọc dễ dàng tìm thấy sự hòa hợp, đồng cảm với nhữnghình ảnh, những sự việc tự nhiên, đơn sơ, trong trẻo. Ông có những câu thơ về các emnhỏ nhặt cỏ may cho bộ đội qua làng thật hay: Một đàn em nhỏ xinh xinh/Từ đâu thoắtđã bên mình vây quanh/Tay mềm ngón ngón đưa nhanh/Nghịch thôi mà sạch sành sanhgấu quần. (Cỏ may).Đây là câu chuyện rất tự nhiên nhà thơ kể trên đường hành quân: Tôi ngồi trên ghế đá/Dưới chân tượng một người chiến sĩ/Một bầy trẻ em ríu rít như chim/Chúng đang chơitrò chơi trốn tìm/Đứa bé nhất khoác màu áo tím/Thoắt đã luồn vào giữa các lùm hoa(Góc vườn vui). Hay cảnh ngộ đáng thương của một em bé mồ côi tr ...

Tài liệu được xem nhiều: