Rong Lục là một ngành có số lượng loài rất lớn, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở các thủy vực nước mặn và lợ. Từ rong Lục, có thể tách chiết được nhiều hợp chất như: Ulvarin, Halimedin, Codianin..., axit amin, kích thích tố sinh trưởng. rong Nho (Caulerpa lentiliffera) đang được nuôi trồng, có thể sử dụng trực tiếp làm rau xanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố và cấu trúc các taxon ngành rong Lục (Chlorophyta) tại quần đảo Trường Sa
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000180
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ CẤU TRÚC CÁC TAXON
NGÀNH RONG LỤC (CHLOROPHYTA) TẠI QUẦN ĐẢO
TRƢỜNG SA
Đàm Đức Tiến1, Nguyễn Thị Thu Hằng2, Phạm Thu Huế2, Trần Đình Lân1
1
Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Email: tiendd@imer.vast.vn
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu về rong Lục tại 9 đảo (Trường Sa lớn, Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan,
Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây, Đá Nam và Sơn Ca) thuộc quần đảo Trường Sa trong các năm
1994, 1995, 1999, 2007, 2008 và 2016 đã chỉ ra rằng, tại đây đã ghi nhận được 70 loài rong Lục
thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi rong biển. Số lượng loài tại các điểm nghiên cứu dao động trong khoảng
từ 13 loài (Tốc Tan) đến 45 loài (nam Yết) và trung bình là 26,0 loài/đảo. Hệ số tương đồng của các
loài giữa các đảo dao động trong khoảng 0,23 (giữa Thuyền Chài-Song Tử Tây) đến 0,71 (giữa
Nam Yết- Song Tử Tây) và trung bình là 0,47. Trong số 70 loài đã biết, có 6 loài phân bố trên vùng
triều, chiếm 8,5% tổng số loài; 22 loài phân bố vùng dưới triều (31,4%) và 42 loài (60,2%) phân bố
ở cả vùng triều và dưới triều; phần lớn các loài phân bố từ vùng triều thấp trở xuống và tập trung
chủ yếu ở vùng triều thấp và dải trên của vùng dưới triều. Số lượng loài tập trung vào một số chi
(Halimedia: 11 loài; Caulerpa: 10 loài; Codium: 6 loài...) thuộc Họ Codiaceae, Bộ Siphonales. Có
một số chi chỉ có 1 loài (Tydemania, Anadyomene, Microdictyon...). Một số loài có thể làm thực
phẩm, rau xanh (Ulva, Caulerpa...).
Từ khóa: Loài, phân bố, quần đảo, Trường Sa, rong Lục.
1. GIỚI THIỆU
Rong Lục là một ngành có số lượng loài rất lớn, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở các thủy
vực nước mặn và lợ. Từ rong Lục, có thể tách chiết được nhiều hợp chất như: Ulvarin, Halimedin,
Codianin..., axit amin, kích thích tố sinh trưởng. rong Nho (Caulerpa lentiliffera) đang được nuôi
trồng, có thể sử dụng trực tiếp làm rau xanh.
Quần đảo Trường Sa nằm ở khoảng vĩ độ 6o30’-12o00’ N, 111o30’-117o03’ E, là Huyện
Trường Sa tỉnh Khánh Hoà. Các kết quả nghiên cứu về rong biển còn rất ít.
Việc điều tra, nghiên cứu về rong Lục tại 9 đảo ngoài ý nghĩa về đa dạng sinh học còn góp
phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt nam.
2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tài liệu
Tài liệu dùng cho bài báo này dựa trên kết quả của các đề tài, tại 9 đảo thuộc quần đảo
Trường Sa (Trường Sa lớn, Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây, Đá
Nam và Sơn Ca) từ 1994 đến 2006. Các đề tài đã kết thúc; Điều tra nguồn lợi Sinh vật tại các đảo
thuộc quần đảo trường Sa” (1994-1995); Nghiên cứu Sinh học và Kỹ thuật nuôi trồng rong kinh tế ở
quần đảo Trường Sa” (1999-2000) ; Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn
biển vùng biển quần đảo Trường Sa” (2007-2008) ; Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc
điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo
Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh” (2015-2017). Và các đề tài
đang thực hiện (KC.09.05/16-20/2017. (hình 1)
462
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra ngoài thực địa (phương pháp 1)
Việc khảo sát được tiến hành tại vùng triều các
đảo theo dựa vào Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp
biển (phần Rong biển) năm 1981 [1] và dưới triều theo
English, Wilkinson & Baker (1997) [2] bằng thiết bị lặn
SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước.
2.2.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm (phương
pháp 2)
+ Xác định thành phần loài và cấu trúc
(phương pháp 2.1)
Mẫu vật được phân tích trong phòng thí nghiệm
của Viện Tài nguyên và Môi trường biển) bằng phương
pháp hình thái, tuân theo nguyên tắc chung phân loại
thực vật [3] với các tài liệu: Phạm Hoàng Hộ [4], Tseng
[5]
Trật tự các taxon bậc ngành sắp xếp theo hệ thống
Hình 1. Sơ đồ khảo sát rong Lục thuộc
của Golerbackh [6], tên các taxon sử dụng theo quy
quần đảo Trường Sa.
định chuẩn chung của luật danh pháp Tokyo,1994 [7].
+ Nghiên cứu phân bố (phương pháp 2.2)
Phân bố thẳng đứng (phân bố sâu)
Việc nghiên cứu phân bố thẳng đứng của rong Lục dựa vào nguyên tắc phân chia vùng triều
của Feldmann & Lami [8], căn cứ vào mực thủy triều tại Trường Sa [9]
Phân bố địa lý của rong Lục (phân bố rộng)
Nghiên cứu phân bố địa lý của rong Lục bằng chỉ số tương đồng Sorresson (S) [10]. S =
2C/(A+ B), rong đó: A là số loài tại điểm A; B là số loài tại điểm B và C là số loài chung giữa hai
điểm A và B.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài
Qua việc phân tích mẫu qua các đợt khảo sát và tham khảo một số tài liệu [30], chúng tôi đã
xác định được 70 loài rong Lục thuộc 4 bộ, 10 họ, 22 chi rong biển. (bảng 1)
3.2. Phân bố
3.2.1. Phân bố địa lý (Phân bố rộng)
Số lượng loài rong Lục tại các điểm nghiên cứu dao động trong khoảng từ 13 loài (Tốc Tan)
đến 45 loài (Nam Yết) và trung bình là 26,0 loài/đảo. Hệ số tương đồng của các loài giữa các đảo
dao động trong khoảng 0,23 (giữa Thuyền Chài-Song Tử Tây) đến 0,71 (giữa Nam Yết- Song Tử
Tây) và trung bình là 0,47
3.2.2. Phân bố thẳng đứng (Phân bố sâu)
Trong số 70 loài đã biết tại 9 đảo nghiên cứu, có 6 loài phân bố trên vùng triều, chiếm 8,5%
tổng số loài; 22 loài phân bố vùng dưới triều (31,4%) và 42 loài (60,19%) phân bố ở cả vùng triều
và dưới triều.
3. ...