Nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng 150 hecta thuộc khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020, chúng tôi đã tiến hành 7 đợt thực địa để nghiên cứu đặc điểm quần thể, tập tính, thức ăn của loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và các mối nguy cơ đe dọa đến loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm quần thể và tập tính loài chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh HòaBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00027 ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ VÀ TẬP TÍNH LOÀI CHÀ VÁ CHÂN ĐEN (Pygathrix nigripes) TẠI KHU NGHỈ DƯỠNG SIX SENSES NINH VÂN BAY, TỈNH KHÁNH HOÀ Hoàng Quốc Huy1,*, Trần Hữu Vỹ1, Nguyễn Ái Tâm1, Hà Thăng Long1,2 Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện tại khu rừng 150 hecta thuộc khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020, chúng tôi đã tiến hành 7 đợt thực địa để nghiên cứu đặc điểm quần thể, tập tính, thức ăn của loài Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) và các mối nguy cơ đe dọa đến loài. Kết quả đã xác định được 109 cá thể Chà vá chân đen thuộc 16 đàn tại khu vực nghiên cứu. Đặc điểm phân bố, cấu trúc của các đàn đã được phân tích theo các điều kiện sinh thái. Nghiên cứu đã ghi nhận 19 loài thực vật là thức ăn của Chà vá chân đen. Các tập tính của loài cũng được chúng tôi quan sát và phân tích để đưa ra những khuyến nghị phù hợp cho các hoạt động bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. Hiện tại, chưa có mối đe dọa nghiêm trọng nào tác động đến loài Chà vá chân đen ở đây. Từ khóa: Pygathrix nigripes, Chà vá chân đen, tập tính, thức ăn, Ninh Vân Bay, Six Senses, Khánh Hòa.1. MỞ ĐẦU Chà vá chân đen (CVCĐ) là loài đặc hữu hẹp củabán đảo Đông Dương, chỉ phân bố tại khu vực phía Namcủa Việt Nam và phía Đông của Campuchia. Quần thểCVCĐ lớn nhất được ghi nhận ở Khu bảo tồn thiên nhiên(KBTTN) Seima thuộc tỉnh Mondulkiri, Campuchia vớitổng số ước tính khoảng 42.000 cá thể (Pollard et al.,2007). Ở Việt Nam, CVCĐ sinh sống từ khoảng 14030’đến 11000’ vĩ độ Bắc. Các quần thể quan trọng của loàiđược xác định ở KBTTN Tà Kóu - Bình Thuận, Vườnquốc gia (VQG) Núi Chúa - Ninh Thuận, VQG Bù GiaMập - Bình Phước, VQG Bidoup - Núi Bà - Lâm Đồng,VQG Cát Tiên - Đồng Nai. Trong đó, VQG Núi Chúa là Hình 1. Chà vá chân đennơi có quần thể loài lớn nhất với khoảng 700 cá thể (Pygathrix nigripes)(Hoang Minh Duc, 2007). CVCĐ là loài linh trưởng quý,hiếm đang được ưu tiên bảo tồn và có tên trong hầu hếtcác văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, bảo vệ động thực vật hoang dã của Việt Namvà Quốc tế. Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2020) xếp hạng bảo tồn CVCĐ ở mức EN -1Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh2HộiĐộng vật học Frankfurt tại Việt Nam*Email: hoangquochuy@greenviet.org224 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMmức Nguy cấp, Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp loài ở mức Nguy cấp - EN. Công ước Quốctế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, 2008) đã đưa CVCĐvào Phụ lục I - nhóm nghiêm cấm buôn bán. Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ vềquản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buônbán Quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp của Việt Nam xếp CVCĐ ởphụ lục IB. Những ghi nhận gần đây cho thấy tại khu rừng thuộc khu nghỉ dưỡng SixSenses Ninh Vân Bay, tỉnh Khánh Hòa có sự phân bố của loài CVCĐ. Để có cơ sở khoahọc cho việc bảo tồn kết hợp với định hướng khai thác phát triển bền vững các dịch vụ hệsinh thái, nghiên cứu điều tra về loài CVCĐ được tiến hành ở đây nhằm thu thập cácthông tin về số lượng cá thể, phân bố và một số tập tính, thức ăn của loài.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từtháng 4/2019 đến tháng 2/2020 tạikhu rừng với diện tích khoảng 150 hathuộc khu nghỉ dưỡng Six SensesNinh Vân Bay nằm trên bán đảo HònHèo, xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa. Tọa độ địa lý củakhu vực nghiên cứu nằm trongkhoảng 12°2110 - 12°2142 vĩ độBắc, 109°1610 -109°1650 kinh độĐông. Đây là khu vực tách biệt vớicác khu dân cư và không có giaothông đường bộ đi tới, chỉ có duynhất đường biển từ cảng Vĩnh Lương,thành phố Nha Trang đi ra (Hình 2). Khu rừng nghiên cứu do Banquản lý Six Senses thuê đất kinh Hình 2. Khu vực nghiên cứu trên ảnh chụp vệ tinh.doanh và quản lí. Sinh cảnh rừng ở Nguồn: Google Earthđây thuộc loại rừng thường xanhtrên núi đá ven biển với tầng tán thấp.2.2. Phương pháp nghiên cứu Số lượng và phân bố của loài CVCĐ được nghiên cứu dựa trên phương pháp điều traquan sát theo tuyến và điểm (Brockelman and Ali, 1987). Sử dụng ống nhòm Nikon EDG10x42 và máy ảnh Nikon- Coolpix P900 để quan sát và đếm số lượng cá thể đồng thời bởinhiều nhóm quan sát khác nhau ở các khu vực khác nhau. Phương pháp này loại trừ đượckhả năng đếm lặp lại d ...