Danh mục

Đặc điểm tăng huyết áp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2007

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.97 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân loại, nguyên nhân, tổn thương cơ quan đích và các đặc điểm điều trị tăng huyết áp (THA) ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tăng huyết áp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2007ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRẺ EMTẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2007Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Nguyễn Thị Thanh Lan*TÓM TẮTMục tiêu: mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân loại, nguyên nhân, tổn thương cơ quanđích và các đặc điểm điều trị tăng huyết áp (THA) ở trẻ em.Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt caKết quả: từ tháng 1/2007- tháng 10/2007 có 65 ca (59 ca THA thứ phát và 6 ca THA nguyên phát). Tuổitrung bình của bệnh nhân: 8,86 tuổi ± 4,5 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ=2/1. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 17,93 ±4,21 kg/m2. Tỉ lệ trẻ quá cân, béo phì ở nhóm THA nguyên phát là 33,1%, ở nhóm THA thứ phát là 5,1%. Đa sốtrẻ em THA không có triệu chứng lâm sàng (58,5%). Cận lâm sàng biểu hiện chủ yếu là bất thường về thận ởnhững bệnh nhân THA do nguyên nhân tại thận. Tỉ lệ rối loạn lipid máu là 30,2%. Về phân loại THA, đa số làTHA tâm thu (100%), THA tâm thu và tâm trương (83,3%), không có trường hợp nào THA tâm trương đơnđộc. THA độ I (26,9%), THA độ II (83,1%). Nguy cơ A (41,5%), nguy cơ B (30,8%), nguy cơ C (27,7%). Vềnguyên nhân THA, 90,8% là THA thứ phát (thận: 73,8%, mạch máu: 6,2%, thuốc: 7,7%, nội tiết: 3%, u thận:3,1%, xuất huyết não: 1,5%). 29,2% bệnh nhân THA có tổn thương cơ quan đích, trong đó, tổn thương tim(23,1%), thần kinh (16,9%), võng mạc (4,6%). Các bệnh nhân THA do nguyên nhân ngoài thận đều có chứcnăng thận bình thường và có đạm niệu âm tính trên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và đạm niệu 24 giờ. Vềđiều trị, đa số có chỉ định điều trị bằng thuốc (92,3%), ức chế canxi là thuốc được sử dụng nhiều nhất. Tỉ lệ điềutrị đơn trị liệu (38,5%), phối hợp 2 thuốc (52,3%). Tỉ lệ bệnh nhân khống chế được HA bằng thuốc là 73,8%. Có20% bệnh nhân thất bại với điều trị, chủ yếu là các bệnh nhân suy thận mạn (STM).Kết luận: Đa số THA ở trẻ em là thứ phát, trong đó thận là nguyên nhân hàng đầu gây THA. THA tâmthu là dạng phổ biến hơn so với THA tâm trương. Đa số THA ở trẻ em là THA độ II. Tổn thương cơ quan đíchchiếm tỉ lệ tương đối cao. Hầu hết THA ở trẻ em có chỉ định điều trị bằng thuốc.ABSTRACTTHE CHARACTERISTICS OF PEDIATRIC HYPERTENSION AT CHILDREN’S HOSPITAL No.2Huynh Thi Vu Quynh, Nguyen Thi Thanh Lan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 121 - 127Objectives: To discribe epidemiological, clinical, laboratory features, classifications, causes, target-organdamages and therapeutic characteristics of pediatric hypertension.Method: descriptive case series.Result: there were 65 cases from 1/2007-10/2007 (59 cases secondary hypertension, and 6 cases primaryhypertension). The mean ages: 8.86 ± 4.5 year olds. Male to female ratio was 2:1. Mean body mass index (BMI)was 17.93 ± 4.21 kg/m2. The rate of overweight, obesity in primary hypertensive cases was 33.1% and insecondary hypertensive cases was 5.1%. Most of cases had no symtomps and signs. Laboratory testings revealedrenal abnormal in cases of hypertension which caused by renal disorders. 30.2% of cases were lipidemia disorder.All cases were systolic hypertension (100%), both systolic and diastolic hypertension (83.3%). There was nodiastolic hypertension alone. Stage I hypertension (26.9%), stage II hypertension (83.1%). Risk A (41.5%), risk B* Bộ môn Nhi – ĐHYD TP. HCMChuyên Đề Nhi Khoa1(30.8%), risk C (27.7%). 90.8% of cases were secondary hypertension (renal causes: 73.8%, vascularity: 6.2%,drugs: 7.7%, endocrines: 3%, renal tumors: 3.1%, brain hemorrhage: 1.5%). 29.2% of cases had target-organdamages such as cardiac damages (23.3%), neurological complications (16.9%), retinal complications (4.6%).Patients without renal causes had no protein in urine dipstick, no protein in urine in 24 hours and had normalrenal function. 92.3% cases had drug therapeutic indication in which calcium-blockers were used most common.The rates of single drug and two-drug combination were 38.5% and 52.3%, respectively. 73.8% of cases achievedgoal blood pressure by drug. 20% of cases were not controlled blood pressure, mainly chronic renal failurepatientsConclusion: Most of the patients were secondary hypertension, in which renal disorders were the mostcommon causes. Systolic hypertension was more common than diastolic hypertension. Pediatric hypertension wasmainly stage II. Target-organ-damages had relatively high rate. Most of cases had drug therapeutic indication.ĐẶT VẤN ĐỀMục tiêu nghiên cứuTần suất THA ở trẻ em thay đổi từ 0,8%-5%.Tỉ lệ phát hiện bệnh ngày càng gia tăng donhững thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội, lốisống và sự tiến bộ trong chẩn đoán. THA có thểgây các biến chứng nặng lên tim, thận, não, mắt,mạch máu. Mức độ tổn thương cơ quan đích tùythuộc vào THA cấp tính hay mạn tính, mức độTHA, và thời gian THA. Theo Deal JE, tỉ lệ biếnchứng ở nhóm THA độ II là 71%. Việc chẩn đoánvà điều trị THA ở trẻ em có nhiều điểm khác biệtso với người lớn. Đa số THA ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: