Danh mục

Đặc điểm tồn tại ống động mạch được phẫu thuật ở trẻ cân nặng dưới 10 kg tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.38 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật và hậu phẫu của tồn tại ống động mạch (OĐM) ở trẻ có cân nặng dưới 10 kg tại Bệnh viện Nhi đồng 1, nghiên cứu tiến hành từ tháng 6-2004 đến tháng 4-2007 có 146 trường hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tồn tại ống động mạch được phẫu thuật ở trẻ cân nặng dưới 10 kg tại Bệnh viện Nhi Đồng 1Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008Nghiên cứu Y họcĐẶC ĐIỂM TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH ĐƯỢC PHẪU THUẬTỞ TRẺ CÂN NẶNG DƯỚI 10 KG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1Nguyễn Ngô Thị Bạch Tuyết*, Vũ Minh Phúc**TÓM TẮTMục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật và hậu phẫu củatồn tại ống động mạch (OĐM) ở trẻ có cân nặng dưới 10 kg tại Bệnh viện Nhi đồng 1.Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu mô tả hàng loạt ca.Kết quả: từ tháng 6-2004 đến tháng 4-2007 có 146 trường hợp. Bệnh ở nữ nhiều hơn nam (1,7:1);tuổi trung bình lúc mổ là 13,8± 0,7 tháng; cân nặng trung bình lúc mổ 7± 0,2 kg; tiền căn sanh non 2%; tiềncăn viêm phổi 91,8%. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh: Suy dinh dưỡng 65,1% (22,1% suy dinhdưỡng nặng). Thiếu máu 54,8%, (90% ở mức độ nhẹ và 77,5% hồng cầu nhỏ nhược sắc). Âm thổi liên tục73,3%; tăng động thất trái 22,6%. Suy tim trước mổ 13,7%, (95% suy tim nhẹ). X quang ngực thấy tăngtuần hoàn phổi chủ động 92,4%, bóng tim to 77,1%. Điện tâm đồ có lớn thất trái 55,2%, lớn 2 thất 29,3%, lớnnhĩ trái 12,1%. Trên siêu âm tim đường kính OĐM 5,5 ± 0,1mm, áp lực tâm thu động mạch phổi 37,6 ± 1,7mmHg, 57,3% có tăng áp động mạch phổi với 20,2% tăng áp động mạch phổi nặng, 98,5% có luồng thông trái-phải,1,5% có luồng thông 2 chiều và 6,1% có phân suất tống máu giảm. Đặc điểm phẫu thuật và hậu phẫu: Phẫu thuậtxuyên phế mạc (XPM) 44,5%, ngoài phế mạc (NPM) 55,5%. 33 trường hợp (22,6%) được cột OĐM, 113trường hợp (77,4%) được cắt OĐM. Chiều dài và đường kính OĐM là 6,7 ± 0,2 mm và 5,5 ± 0,2 mm. 13%có tai biến trong lúc phẫu thuật gồm rách phế mạc (7,5%), rách ống ngực và hạch bạch huyết (4,8%), ráchđộng mạch chủ (0,68%). 50,4% có cao huyết áp trong vòng 24 giờ sau mổ. Thời gian lưu ống dẫn lưu màngphổi ở nhóm phẫu thuật XPM là 21,3 ± 1giờ. Thời gian lưu nội khí quản của nhóm XPM là 10 ± 7,5 giờ dàigấp 6 lần nhóm NPM (1,6 ± 0,1 giờ). Thời gian hậu phẫu của nhóm phẫu thuật XPM (8,8 ± 0,1 ngày) dàihơn không đáng kể so với nhóm NPM (7,8 ± 0,4 ngày). Biến chứng hậu phẫu 61%, nhiều nhất là viêm phổi39,7%, tràn khí màng phổi 21,9% và gặp ở nhóm phẫu thuật NPM nhiều gấp 5 lần nhóm XPM; các biếnchứng khác ít gặp hơn là xẹp phổi, tràn dịch màng phổi dưỡng trấp, tràn khí trung thất, tràn máu màngphổi, máu tụ, nhiễm trùng huyết, nhịp nhanh trên thất và suy tim cấp. Tử vong 0,68% (01 trường hợp) dorách động mạch chủ. Không có trường hợp tái thông sau cột OĐM; 1,4% còn suy tim và 5,5% còn tăng ápphổi sau mổ.Kết luận: Phẫu thuật đóng OĐM trên trẻ cân nặng < 10kg an toàn và có hiệu quả. Phẫu thuật đườngngoài phế mạc có lợi hơn vì không cần đặt dẫn lưu màng phổi, thời gian lưu nội khí quản ngắn hơn đườngxuyên phế mạc. Tuy nhiên phẫu thuật viên phải phải hết sức chú ý biến chứng tràn khí màng phổi.ABSTRACTCHARACTERISTICS OF UNDER 10 KG WEIGHT CHILDREN WITH PATENT DUCTUSARTERIOSUS OPERATED AT CHILDREN’S HOSPITAL 1Nguyen Ngo Thi Bach Tuyet, Vu Minh Phuc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 103 - 108Objective: To describe the clinical and subclinical characteristics (during operation, pre- and postoperation) of children having patent ductus arteriosus and body weight under 10kg operated at Children’sHospital 1.* BV Nhi Đồng 2 - TP.HCM** Bộ môn Nhi – ĐHYD TP.HCMNhi Khoa1Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008Nghiên cứu Y họcMethod: A descriptive study.Results:From June 2004 to April 2007, there were 146 cases. PDAs are more common in female(female:male = 1.7:1); Age at surgery: 13.8 ± 0.7 months; weight at surgery:7± 0.2 kg; premature birth:8.2%;history of pneumonia 91.8%. Clinical features and imaging studies: Malnutrition 65.1% (severemalnutrition 21%); Aneamia 54.8% (mild aneamia 90% and iron deficiency aneamia 77.5%). Continuousmurmur 73.3%; ventricular hyperkinesis 22.6%; heart failure 13.7% (mild heart failure 95%). CXR showsincreased pulmonary marking (92.4%) and cardiomegaly (77.1%). Electrocardiogram shows left ventricularhypertrophy (55.2%), biventricular hypertrophy (29.3%) and left atrial hypertrophy (12.1%). On dopplerechocardiogram, PDA diameter was 5.5 ± 0,1mm, systolic pulmonary pressure was 37.6 ± 1.7 mmHg),57.3% had pulmonary arterial hypertension of which severe pulmonary arterial hypertension was 20.2%,left-to-right shunt occurred in 98.5%, bidirectionnal shunt occurred in 1.5%; 6.1% had low ejectionfraction. Operative and postoperative features: In operation 44.5% of cases was transpleral approached and55.5% was extrapleural approached. Suture ligation in 33 cases (22.6%) and transection in 113 cases(77.4%). Length and diameter of PDA were 6.7 ± 0.2 mm and 5.5 ± 0.2 mm. 13% of cases had accidentduring operation including disruption of pleural (7.5%), of thoracic duct and lymph follicle (4.8%) and ofaorta (0.68%). In first 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: