Danh mục

Đặc điểm tồn tại ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.35 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của tồn tại ống động mạch ở trẻ sơ sinh theo McNamara và Hellman. Nghiên cứu tiến hành trên tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tồn tại ống động mạch ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Nghiên cứu Y họcĐẶC ĐIỂM TỒN TẠI ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINHTẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1Trần Thị Hoàng Oanh*, Vũ Minh Phúc**TÓM TẮTMở đầu: Tồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là một bệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ nontháng. Việc phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman dựa trên độ nặng của bệnh và của các triệu chứngtim mạch, hô hấp, dạ dày ruột giúp đưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của TTÔĐM ở trẻ sơ sinh theoMcNamara và Hellman.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Tất cả trẻ nhập khu chuyên sâu sơ sinh bệnhviện Nhi Đồng 1 từ 02-2009 đến 10-2009 có TTÔĐM đơn thuần được đưa vào lô nghiên cứu và phân loại theoMcNamara và Hellman.Kết quả: có 54 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, đa số là trẻ non tháng (55,6%). Triệu chứng thườnggặp nhất là âm thổi ở tim (65%), suy hô hấp (66,7%). Đường kính ống động mạch trung bình là 2,24 ± 0,74mm. Phân loại TTÔĐM theo McNamara và Hellman cho thấy có 54% các trường hợp TTÔĐM có rối loạnhuyết động mức độ vừa – nặng cần đóng ống động mạch. Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công bằng ibuprofenuống là 36,8%. Tỷ lệ tự đóng ống động mạch trong thời kỳ sơ sinh là 63,6%.Kết luận: biểu hiện lâm sàng TTÔĐM rất đa dạng, tỷ lệ tự đóng cao. Phân loại theo McNamara vàHellman giúp xác định nhóm dân số cần điều trị.Từ khóa: TTÔĐM.ABSTRACTCHARACTERISTICS OF PATENT DUCTUS ARTERIOSUS IN NEONATES IN CHILDREN’SHOSPITAL 1Tran Thi Hoang Oanh, Vu Minh Phuc* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 235 - 239Backgound: Patent ductusarteriosus (PDA) is a common congenital heart disease among preterm neonates.The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to identify target population for suitable treatment.Objective: Description of epidemiological, clinical, laboratory and treatment features of PDA amongneonates.Methods: Case-series study. All newborns admitted to Nhi dong 1 Hospital from 02-2009 to 10-2009 withisolated PDA were recruited and staged according to the McNamara and Hellman staging system.Results: 54 neonates had PDA in which 55.6% of them was preterm. The most common symptoms weremurmur (65%) and respiratory failure (66.7%). The mean of PDA’s diameter was 2.24 ± 0.74 mm. There were54% of neonates needed to be treated according to the McNamara and Hellman staging system. The rate of PDAclosure with oral ibuprofen was 36.8%. The spontaneous closure of PDA was 63.6%.Conclusion: The presentation of PDA among neonates is diverse. The rate of spontaneous PDA closure washigh. The McNamara and Hellman staging system of PDA helps to make more precise clinical decisions.* Khoa sơ sinh BV Nhi Đồng II ** Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCMTác giả liên lạc: PGS. TS BS Vũ Minh Phúc ĐT: 0908674246Email: phuc.vu@ump.edu.vnNhi Khoa235Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011Keywords: patent ductus arteriosus, PDAĐẶT VẤN ĐỀTồn tại ống động mạch (TTÔĐM) là mộtbệnh tim khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. TTÔĐMđơn thuần chiếm khoảng 10% các bệnh tim bẩmsinh. Cùng với sự gia tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh nontháng, tỷ lệ TTÔĐM tăng lên đáng kể. 40-55%các trường hợp sanh non dưới 29 tuần và hơn60% trẻ sanh non dưới 28 tuần có TTÔĐM(6,15).Tuy là một bệnh phổ biến nhưng TTÔĐM vẫn làmột trong số những bệnh khó điều trị nhất ở sơsinh. Những nghiên cứu về phòng ngừa bằngindomethacin hay ibuprofen cho thấy có giảm tỷlệ các trường hợp phải cột ống động mạch, xuấthuyết phổi sớm nghiêm trọng và xuất huyết nộisọ nặng. Tuy nhiên, phương pháp này có thểkhiến 40% trẻ vốn có thể đóng ống động mạchmột cách tự nhiên gặp phải tác dụng phụ củađiều trị. Do đó cần phải xác định lại nhóm dânsố mục tiêu cần điều trị. Với những lý do trên,cần có một hệ thống phân loại TTÔĐM để dễdàng lọc bệnh. Việc ứng dụng hệ thống phânloại này trên lâm sàng sẽ giúp cải thiện việcđánh giá và can thiệp đúng lúc hơn trên nhữngtrẻ bệnh nặng nhất.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằmmô tả những đặc điểm của TTÔĐM ở trẻ sơsinh, áp dụng hệ thống phân loại củaMcNamara và Hellman để phân độ bệnh, từ đóđưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp chotừng bệnh nhân. Bảng phân loại theoMcNamara và Hellman dựa trên hai phươngdiện lâm sàng và siêu âm tim. Tùy theo độ nặngcủa các triệu chứng ảnh hưởng trên hô hấp, tiêuhóa, thận, tim mạch, chuyển hóa, Xquang ngực,biểu hiện lâm sàng được chia làm 4 mức độ (C1,C2, C3, C4). Tương tự, tùy theo mức độ đườngkính ống động mạch, vận tốc phổ liên tục quaống động mạch, tải thể tích và áp lực tim trái,biểu hiện trên siêu âm tim của TTÔĐM được236chia làm 4 mức độ (E1, E2, E3, E4). Việc phânloại TTÔĐM theo Mc Namara và Hellman giúpđưa ra nhận xét về việc điều trị thích hợp chotừng bệnh nhân (Bảng 1).Mục tiêuMục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: