Danh mục

Đặc điểm tuổi dậy thì ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.55 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì của các học sinh nữ học tại các trường trung học cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, đối tượng chia làm 2 nhóm: nhóm 1- học sinh nữ trường THCS Nha Trang thuộc Thành phố Thái Nguyên; nhóm 2- học sinh nữ trường THCS của các trường thuộc huyện của tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tuổi dậy thì ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên ĐẶC ĐIỂM TUỔI DẬY THÌ Ở HỌC SINH CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TỈNH THÁI NGUYÊN Hoàng Thu Soan1, Lê Văn Sơn2, Nguyễn Văn Tư1, và cộng sự 1 Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 2Học viện Quân Y TÓM TẮT Mục đích tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì của các học sinh nữ học tại các trƣờng trung học cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang, đối tƣợng chia làm 2 nhóm: nhóm 1- học sinh nữ trƣờng THCS Nha Trang thuộc Thành phố Thái Nguyên; nhóm 2- học sinh nữ trƣờng THCS của các trƣờng thuộc huyện của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả: Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh THCS Nha Trang là 12.23 ± 1.01 tuổi, và học sinh trƣờng huyện là 13.01 ± 0.93 tuổi. Tuổi dậy thì của học sinh trƣờng Nha Trang đến sớm hơn trƣờng huyện có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tuổi dậy thì tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ học sinh có chu kỳ kinh nguyệt (KN) không đều ở trƣờng Nha Trang chiếm 35 %, ở trƣờng huyện là 36%. Trƣờng hợp có KN đều có vòng kinh trung bình là 31.13 ± 4.32 ở trƣờng Nha Trang và 29.77 ± 1.92 ở trƣờng huyện. Sự gia tăng chiều cao ở học sinh nữ chƣa có KN nhanh hơn học sinh nữ đã có KN. Kết luận: tuổi dậy thì của các học sinh nữ phát triển đúng theo xu hƣớng ngày càng sớm. Sự phát triển tuổi dậy thì phụ thuộc vào nền kinh tế xã hội, học sinh nữ sống ở vùng thành thị dậy thì sớm hơn trẻ sống ở nông thôn. Sự phát triển thể chất của trẻ tăng nhanh ở giai đoạn tiền dậy thì, khi đã dậy thì hoàn toàn (có KN) thì sự phát triển chậm lại. Trong vài năm đầu mới có KN, chu kì KN của trẻ có thể chƣa ổn định. Từ khóa: tuổi dậy thì, kinh nguyệt, tăng trưởng tuổi dậy thì, Thái Nguyên, xu hướng dậy thì. ĐẶT VẤN ĐỀ* Dậy thì là giai đoạn có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ thống sinh dục. Hiện nay, xu hƣớng bƣớc vào tuổi dậy thì ngày càng sớm. Nguyên nhân do nền kinh tế ngày càng phát triển, chế độ dinh dƣỡng cho trẻ ngày càng đầy đủ hơn, yếu tố xã hội và sự tác động của chúng lên hệ thần kinh trung ƣơng cũng khiến trẻ dậy thì sớm hơn [0]. Vấn đề điều tra tuổi có kinh nguyệt và đặc điểm kinh nguyệt là quan trọng để cung cấp kiến thức tâm sinh lý cho trẻ, cho các nhà hoạch định y tế và ngƣời chăm sóc trẻ các dữ liệu cơ bản cần thiết giúp tuổi dậy thì của trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Thái Nguyên là một tỉnh cũng đã và đang trên đà hội nhập và phát triển, liệu nền kinh tế xã hội có ảnh hƣởng nhƣ thế nào trƣớc thể chất của trẻ nói chung, hay ảnh hƣởng đến tuổi dậy thì của trẻ nói riêng? Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tuổi dậy thì ở các học sinh nữ học tại các trƣờng trung học cơ sở của tỉnh Thái Nguyên. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trƣờng Trung học cơ sở (THCS) Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: 2009 2010. Đối tượng nghiên cứu: chia 2 nhóm - Nhóm 1: học sinh trƣờng THCS Nha Trang thuộc Thành phố Thái Nguyên . - Nhóm 2: học sinh trƣờng THCS của các trƣờng thuộc huyện Đồng Hỷ, huyện Võ Nhai Thái Nguyên. * Tiêu chuẩn loại trừ: Loại ra khỏi nghiên cứu những đối tƣợng sau: dị tật bẩm sinh liên quan đến cột sống: gù, vẹo cột sống, bệnh di truyền, bệnh nội tiết (lùn tuyến yên, bệnh khổng lồ, bệnh tuyến giáp, Down...). Phương pháp nghiên cứu * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 158 Hoàng Thu Soan và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Nghiên cứu theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang. * Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu chung cho đề tài nghiên cứu với các chỉ số hình thái và chức năng, có kết quả là: n = 384 ở mỗi nhóm nghiên cứu. Chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. * Các chỉ tiêu nghiên cứu 89(01)/1: 158 - 163 Các chỉ số tuổi, lớp, trƣờng học, nơi ở. Các chỉ số thể lực: chiều cao đứng (centimet- cm), trọng lƣợng cơ thể (kilogam - kg), BMI. Các chỉ số liên quan đến tuổi dậy thì: tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, vòng kinh, số ngày hành kinh. * Phương tiện máy móc sử dụng trong nghiên cứu Phiếu phỏng vấn, dụng cụ đo thể lực. * Xử lý số liệu: bằng phần mềm stata 10. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ học sinh có KN và chưa có KN theo lớp ở 2 nhóm đối tượng Lớp 6 7 8 9 Tổng Có kinh nguyệt Nha Trang (1) Huyện (2) 29/108 (27%) 8/104 (7.7%) 108/153 (71%) 21 (27%) 107 (91%) 67 (70%) 156 (100%) 115 (95%) 400 211 Chưa có kinh nguyệt Nha Trang (1) Huyện (2) 79/108 (73%) 96 (92.3%) 45 (29%) 58 (73%) 10 (9%) 29 (30%) 0 (0%) 6 (5%) 134 189 n1/n2 108/104 153/79 117/96 156/121 534/400 Ở khối 6 tỷ lệ các học sinh nữ có KN ít hơn so với học sinh nữ chƣa có KN. Ngƣợc lại tỷ lệ học sinh nữ có KN ở khối 7, 8, 9 nhiều hơn so với trẻ chƣa có KN, đặc điểm này giống nhau ở cả trƣờng Nha Trang và trƣờng huyện. Bảng 2. Đặc điểm kinh nguyệt của học sinh ở 2 nhóm đối tượng Đặc điểm KN Tuổi có KN (năm) p Số ngày hành kinh Vòng kinh (ngày) Huyện (n = 211 ) 13.01 ± 0.93 Nha Trang (n = 400) 12.23 ± 1.01 p < 0,001 5.39 ± 1.48 Đều (n= 259) Không đều 65% (n= 141) 31.13 ± 4.32 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: