Danh mục

Đặc điểm và biến chứng của những trường hợp vàng da sơ sinh được thay máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của thay máutrong các trường hợp TSS VD tăng bilirubin gián tiếp được thay máu tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm và biến chứng của những trường hợp vàng da sơ sinh được thay máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2010Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN CHỨNG CỦA NHỮNG TRƯỜNG HỢP VÀNG DASƠ SINH ĐƯỢC THAY MÁU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG II NĂM 2010Phạm Diệp Thùy Dương *TÓM TẮTTổng quan: Vàng da (VD) sơ sinh thường là sinh lý, tuy nhiên nồng độ bilirubin máu có thể tăng rất caogây bệnh lý não cấp và VD nhân trong một số trường hợp. Do đó, cần theo dõi sát VD ở trẻ sơ sinh (TSS) để pháthiện và điều trị kịp thời VD nặng. Ánh sáng liệu pháp (chiếu đèn) là chọn lựa đầu tiên vì an toàn và hiệu quả.Thay máu chỉ được thực hiện ở giai đoạn muộn khi ánh sáng liệu pháp đã quá chỉ định hay không còn đủ tácdụng. Ở các nước phát triển, liệu pháp thay máu hiện rất ít khi phải sử dụng vì TSS VD được theo dõi sát sao vàđược điều trị sớm bằng ánh sáng liệu pháp. Ở nước ta, các trường hợp VD cần thay máu không phải là hiếm gặp,trong đó vài trẻ đã có triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin lúc nhập viện.Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và biến chứng của thay máutrong các trường hợp TSS VD tăng bilirubin gián tiếp được thay máu tại bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 trong năm2010.Phương pháp: Nghiên cứu (NC) mô tả, hồi cứu hàng loạt caKết quả: Trong năm 2010, có 33 TSS được thay máu vì VD tăng bilirubin gián tiếp tại BV Nhi đồng 2.97% trường hợp sinh tại BV với thời gian nằm viện hậu sản với mẹ trung bình là 2,5 ngày. Có 15 trẻ được thânnhân chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện hậu sản cùng mẹ, trong đó 13 ca (86,7%) không được hướng dẫn theodõi gì về vấn đề VD. 31 trẻ (94%) nhập viện trong tình trạng VD rất sậm (Kramer V), 8 trẻ (24,2%) nhập việnkhi đã có triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin. Về nguyên nhân gây VD nặng, có 20 ca (60,1%) được cholà do bất đồng nhóm máu OAB, 12 ca (36,4%) nhiễm trùng sơ sinh sớm và 5 ca (15,2%) không tìm thấy nguyênnhân gây VD. Nồng độ bilirubin toàn phần trung bình lúc nhập viện rất cao 30,95mg% (18,6 - 45,8mg%), trongđó 28 ca (85%) >25mg% và 18 ca (54,5%) > 30mg%. Chỉ có 3 trẻ được chiếu đèn 6-12 giờ trước khi chuyểnviện. Thời điểm thay máu trung bình tính từ lúc nhập viện là 8,5giờ (2 - 96giờ); trong đó 91% trẻ được thaymáu cấp cứu trước giờ thứ 12. Có 18 ca (54,5%) có biến chứng sau thay máu; bao gồm rối loạn điện giải(36,4%), giảm tiểu cầu (15,2%), nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử, hít sặc và 1 ca tử vong.Kết luận: NC của chúng tôi có 33 TSS, trong đó có 31 (94%) được nhập viện trong tình trạng VD rấtsậm (Kramer V), 8/31 trẻ có triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin, 91% trẻ được thay máu trongtình trạng cấp cứu (trong 12 giờ đầu nhập viện). Điều này cho thấy nhận thức của nhân viên y tế sản khoa,nhi khoa và thân nhân trẻ về VD sơ sinh còn thấp. Cần xây dựng phác đồ phát hiện, theo dõi và điều trị VDở các đơn vị Sản / Nhi cũng như cung cấp cho thân nhân trẻ những thông tin về nguy cơ của VD sơ sinh,cách phát hiện, theo dõi VD và thời điểm tái khám chuyên khoa nhi thích hợp để phát hiện kịp thời nhữngtrẻ có nguy cơ phát triển VD nặng.- Từ khóa: thay máu; bệnh lý não cấp do bilirubinBộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: ThS. Pham Diệp Thùy DươngĐT:136Email: thuyduongpd@yahoo.comY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 3 * 2011Nghiên cứu Y họcABSTRACTCHARACTERISTICS AND COMPLICATIONS IN NEWBORNS WITH SEVERE JAUNDICEREQUIRING EXCHANGE TRANSFUSION AT PEDIATRIC HOSPITAL No 2 IN 2010Pham Diep Thuy Duong* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 3 – 2011: 136 - 139Background: The neonatal jaundice (NNJ) is usually physiological condition, but in some cases, serumbilirubin levels can increase excessively and cause the complication of acute bilirubin encephalopathy andkernicterus. Phototherapy is the first choice for NNJ treatment due to its safety and efficacy. Besides, exchangetransfusion is only applied in severe cases of NNJ, or when phototherapy is failed. In developed countries,exchange transfusion for NNJ treatment is rarely used because NNJ can be monitored closely and treatedsuccessfully by early phototherapy. In Vietnam, newborns with severe jaundice requiring exchange transfusionare not hard to find, and some of them have already had symtoms of acute bilirubin encephalopathy at admission.Objective: To identify the epidemiologic, clinical, laboratory, therapeutical characteristics and potentialadverse effects of exchange transfusion in newborns with severe jaundice requiring exchange transfusion atPediatric Hospital No 2 in 2010.Method: A descriptive and retrospective case series.Results: In 2010, there were 33 newborns with severe jaundice requiring exchange transfusion at PediatricHospital No2. There was 97% of the enrolled cases born at the hospital, and the average time of postpartuminterval was 2.5 days. After discharge from maternity ward, 15 newborns received care at home by t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: