Danh mục

Đặc điểm vận chuyển bùn cát và nguyên nhân gây bồi lắng khu vực Đầm Nại (Ninh Thuận)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.75 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy ở khu vực đầm Nại (Ninh Thuận) trên cơ sở thiết lập hệ thống mô hình thủy động lực - sóng - vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy cho khu vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm vận chuyển bùn cát và nguyên nhân gây bồi lắng khu vực Đầm Nại (Ninh Thuận)Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 3; 2016: 283-296 DOI: 10.15625/1859-3097/16/3/6790 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ĐẶC ĐIỂM VẬN CHUYỂN BÙN CÁT VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỒI LẮNG KHU VỰC ĐẦM NẠI (NINH THUẬN) Vũ Duy Vĩnh1*, Đỗ Thị Thu Hương1, Nguyễn Văn Quân1, Nguyễn Ngọc Tiến2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: vinhvd@imer.ac.vn Ngày nhận bài: 25-8-2015 TÓM TẮT: Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy ở khu vực đầm Nại (Ninh Thuận) trên cơ sở thiết lập hệ thống mô hình thủy động lực - sóng - vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy cho khu vực này. Kịch bản hiện trạng đã được thiết lập, kiểm chứng từ số liệu đo đạc về dòng chảy, mực nước trong mùa mưa và mùa khô. Theo cách tiếp cận tham số MORFAC (The Morphological Acceleration Factor) trong mô hình Delft3D, 36 kịch bản tính toán khác nhau đã được thiết lập dựa trên các điều kiện sóng, lưu lượng nước vào đầm. Phân tích các kết quả tính toán cho thấy dòng bùn cát ở phía ngoài biển khu vực nghiên cứu chủ yếu di chuyển từ phía đông bắc xuống phía tây - tây nam. Lượng bùn cát đi vào khu cửa đầm (lạch Tri Thủy) từ biển chiếm ưu thế tuyệt đối so với dòng đi từ khu vực cửa đầm ra ngoài với giá trị lần lượt là 760,1 m3/ngày và 122,8 m3/ngày gây bồi lấp khu vực cửa đầm. Dòng bùn cát từ đầm Nại ra và vào từ khu vực cửa đều rất nhỏ: 2,1 m3/ngày và 3,4 m3/ngày. Các kết quả trên cho thấy lượng bùn cát từ xung quanh đổ vào đầm Nại nhưng không thoát được ra biển qua khu vực cửa đầm là nguyên nhân chính gây bồi lắng lòng đầm với tốc độ bồi lắng 5 - 15 mm/năm. Dòng bùn cát trong lũ cũng làm tăng đáng kể đến tốc độ bồi lắng trong lòng đầm Nại do lượng bùn cát này sau khi vào đầm phần lớn bị lắng đọng lại ở trong lòng đầm. Từ khóa: Đầm Nại, vận chuyển bùn cát, biến động địa hình đáy, morfac, Delft3D.MỞ ĐẦU trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Đầm Nại (thuộc tỉnh Ninh Thuận) là một Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khu vựctrong những đầm có diện tích khá nhỏ trong hệ đầm Nại đã có những biểu hiện suy thoáithống đầm hồ ven biển miền Trung, diện tích nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhânhiện nay khoảng 700 ha (chỉ bằng khoảng 1/30 dẫn đến hiện tượng đó là quá trình bồi lắng, thudiện tích của Tam Giang-Cầu Hai). Đầm Nại hẹp, giảm thể tích nước của đầm.nằm khá sâu trong đất liền và được nối với biểnbằng một kênh dài khoảng 2 km, chiều rộng Các kết quả nghiên cứu liên quan chỉ rabiến đổi ≈ 200 - 500 m, sâu khoảng 6 - 8 m. rằng biến động địa hình (BĐĐH) đáy là hệ quảĐịa hình của đầm Nại tương đối nông (độ sâu của các quá trình thủy động lực (TĐL) và vậntrung bình chỉ khoảng 2,8 m) và khá bằng chuyển bùn cát của khu vực. Tuy nhiên, quyphẳng với vùng triều rộng chiếm khoảng 2/3 mô thời gian (time scale) của BĐĐH đáy nóidiện tích đáy. Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng chung lớn hơn nhiều lần so với quy mô thờiđầm Nại không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt sinh gian của các quá trình TĐL và vận chuyển bùnthái mà còn có những đóng góp hết sức quan cát. Vì vậy, theo lý thuyết muốn mô phỏng 283Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Thị Thu Hương, …BĐĐH đáy, cần phải mô phỏng từ các bước Nại. Các hằng số điều hòa thủy triều ở phíathời gian với quy mô nhỏ của các quá trình ngoài xa bờ được thu thập từ cơ sở dữ liệuTĐL và vận chuyển trầm tích, sau đó tổng hợp FES2004 [10].lại. Quá trình này sẽ mất rất nhiều thời gian Số liệu khảo sát nhiệt độ, độ muối nướctính toán, đặc biệt là khi cần mô phỏng BĐĐH biển ở khu vực đầm Nại và phía ngoài của đềđáy ở các qui mô thời gian lớn như nhiều năm ...

Tài liệu được xem nhiều: