Danh mục

Đặc điểm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 837.30 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm (PIBO) là một chẩn đoán mô bệnh học có đặc điểm tắc nghẽn tiểu phế quản do viêm và tăng sinh mô sợi, thường gặp sau nhiễm virus. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị PIBO tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN TẮC NGHẼN HẬU NHIỄM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Nguyễn Lê Ngọc1, Lê Thị Thanh Thảo2, Phạm Thị Minh Hồng1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm (PIBO) là một chẩn đoán mô bệnh học có đặc điểm tắc nghẽn tiểu phế quản do viêm và tăng sinh mô sợi, thường gặp sau nhiễm virus. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị PIBO tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt 26 trẻ mắc PIBO. Kết quả: Từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2021 có 26 trẻ mắc PIBO, tuổi trung bình 12,9 tháng và tỉ lệ nam/nữ là 7,7/1. Tất cả đều có ho kéo dài, khò khè tái phát, thở nhanh và co lõm ngực. Tác nhân gây bệnh thường gặp là sởi và Adenovirus. Tổn thương trên CT ngực gồm ứ khí (100%), dày thành phế quản (92,3%), kính mờ (84,6%), thể khảm (76,9%). Thời gian nằm viện trung bình: 39,8 ± 19,7 ngày. Có 78,6% trẻ có đáp ứng với điều trị Methylprednisolone và Azithromycin. Kết luận: Viêm phổi nặng, đặc biệt sau nhiễm sởi và Adenovirus, là yếu tố thúc đẩy phát triển PIBO. CT ngực giúp ích cho chẩn đoán. Phối hợp Methylprednisolone và Azithromycin cho thấy có hiệu quả trong điều trị PIBO. Từ khóa: viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm, trẻ em ABSTRACT CHARACTERISTICS OF POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS IN THE CHILDREN’S HOSPITAL 2 Nguyen Le Ngoc, Lê Thi Thanh Thao, Phạm Thi Minh Hong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No 1 - 2022: 182-188 Background: Postinfectious bronchiolitis obliterans (PIBO) is a histopathologic diagnosis characterized by chronic obstructive lung disease of the bronchioles caused by the inflammation and fibrosis that is common after viral infection. Objectives: To describe the clinical and paraclinical characteristics, and treatment results of children with PIBO at the Respiratory Department, Children’s Hospital 2. Methods: Case series 26 children diagnosed PIBO . Results: From January 2019 to January 2021, there were 26 children diagnosed PIBO with mean age of 12.9 months and the male:female ratio was 7.7/1. All of the patients presented chronic cough, recurrent wheezing, tachypnea, and chest indrawing. Measles was the most common etiologic agent, followed by adenovirus. Chest CT findings were hyperinflation (100%), bronchial wall thickening (92.3%), groung glass opacities (84.6%), and mosaic patern (76.9%). The treatment with Methylprednisolone and Azithromycin was effective in 78.6% of cases. Conclusions: Severe pneumonia, especially after measles and adenovirus infection, is a trigger for development of PIBO. Chest CT is useful to diagnose PIBO. The combination of Methylprednisolone and Bộ môn Nhi, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Khoa Hô Hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 2 Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Lê Ngọc ĐT: 0988081311 Email: nguyenlengoc1311@gmail.com 182 Chuyên Đề Sản Khoa – Nhi Khoa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 1 * 2022 Azithromycin has been shown to be effective in the treatment of PIBO. Key words: postinfectious bronchiolitis obliterans (PIBO), children ĐẶT VẤN ĐỀ Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hậu nhiễm ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU (Postinfectious bronchiolitis obliterans - PIBO) là Đối tƣợng nghiên cứu hậu quả của tổn thương nặng đường hô hấp Tất cả trẻ nhập khoa Hô Hấp 1, bệnh viện dưới sau viêm phổi nặng hoặc viêm tiểu phế Nhi Đồng 2 được chẩn đo{n viêm tiểu phế quản quản nặng, đặc biệt sau nhiễm adenovirus hoặc tắc nghẽn hậu nhiễm từ tháng 1/2019 đến 1/2021. sởi. Biểu hiện l}m s|ng thường không đặc hiệu Tiêu chuẩn chọn bệnh gồm ho, khó thở và khò khè. Khó thở là triệu Trẻ nhập khoa Hô hấp 1 thỏa 5 tiêu chí sau chứng nổi bật ngay cả khi gắng sức nhẹ. Hình đ}y : (3) ảnh X quang phổi rất đa dạng, thay đổi từ mờ dạng mảng đến lan tỏa cả hai phế trường. Hình 1. Bệnh sử mắc viêm tiểu phế quản hoặc ảnh CT ngực đặc hiệu hơn gồm ứ khí, tưới máu v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: