Bài viết Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính nhập tại bệnh viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ 7/2009 đến 6/2010 được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định các đặc điểm dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính nhập tại bệnh viện Nhi đồng 1 trong thời gian từ 7/2009 đến 6/2010
ĐẶC ĐIỂM XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MẠN TÍNH NHẬP
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TRONG THỜI GIAN TỪ 7/2009 ĐẾN 6/2010
Nguyễn Thị Mộng Hồng, Lữ Thị Minh Hiếu, Đinh Anh Tuấn, Lâm Thị Mỹ Khoa Sốt xuất huyết
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Mộng Hồng ĐT: 0909494783 Email:
nguyenmonghong@yahoo.com
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
của bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp – Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính là 22,6%. Về dịch tễ học: thường ở trẻ
>5 tuổi, tuổi trung bình là 7,3 tuổi, tỉ lệ nữ giới/ nam giới là 3,6/1, 77,3% trường hợp cư trú tại các tỉnh.
Về lâm sàng: đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng lâm sàng do thuốc corticoid khá cao bao gồm vẻ
mặt Cushing chiếm tỉ lệ 27,3%, tăng cân 31,8%, cao huyết áp 6,8%. Về xét nghiệm: số lượng tiểu cầu
trung bình là 31.800/mm3, lượng Hemoglobin trung bì nh là 11,85 g/dl, số lượng bạch cầu trung bình
là11.840/mm3, tỉ lệ Helicobacter pylori dương tính cao 40,6%. Về thời gian điều trị corticoid trung
bình là 12,2 tháng. So sánh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính và cấp tính cho thấy Xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính thường gặp ở trẻ lớn, nữ giới, lâm sàng thường biểu hiện xuất huyết
nhẹ và số lượng tiểu cầu trung bình cao hơn so với Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính.
Kết luận: Tỉ lệ Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em là 22,6%, thường gặp ở trẻ lớn
>5 tuổi, tỉ lệ nữ giới là 68,2%; đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng do corticoid khá cao, tỉ lệ
Helicobacter pylori dương tính 40,6%.
Từ khoá: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em, Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CHILDREN CHRONIC IMMUNE THROMBOCYTOPENIC
PURPURA AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM 7/2009 TO 6/2010
Nguyen Thi Mong Hong, Lu Thi Minh Hieu, Dinh Anh Tuan, Lam Thi My
Objective: To determine the epidemiological, clinical, laboratory and treatment characteristics of
children chronic immune thrombocytopenic purpura at Children’s hospital 1.
Method: Cross - sectional study.
Result: The rate of children chronic immune thrombocytopenic purpura was 22.6%. For
epidemiological factors, the main findings were as follows: the mean age was about 7.3 years, the
female/male ratio was 3.6/1, 90% patients from the other provinces. Clinical symptoms showed the rate
of minor hemorrhagic was 63.6%, the side-effects by corticoid including Cushing (27.3%), over weight
(31.8%), high blood pressure (6.8%). Laboratory results showed that the average platelet was
31.800/mm3, the average Hemoglobin was 11.85 g/dl, the average white blood cell was 11.840/mm3,
the rate of Helicobacter pylori-positive was 40.6%. The average time of treatment by corticoid was 12.2
months. Comparing chronic immune thrombocytopenic purpura and acute immune thrombocytopenic
purpura shows chronic immune thrombocytopenic purpura was usually at older age, female, minor
hemorrhagic and the average platelet being higher than acute immune thrombocytopenic purpura.
Conclusion: The rate of children chronic immune thrombocytopenic purpura was 22.6%. It appears
majorly for children being older than 5 years old, the female rate was 68.2%, the minor hemorrhagic
rate was 63.6%, the side- effects by corticoid was high, the rates of Helicobacter pylori-positive was
40.6%.
Key words: children chronic immune thrombocytopenic purpura, immune thrombocytopenic purpura.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (XHGTCMD) là bệnh do tự kháng thể chống lại protein trên
màng tiểu cầu làm phá huỷ tiểu cầu ở hệ võng nội mô gây giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi.
XHGTCMD mạn tính là tình trạng XHGTCMD diễn tiến >6 tháng với tiểu cầu giảm liên tục
Bệnh nhi tại khoa SXH-BVNĐ1 thỏa các điều kiện sau: các bệnh nhi có biểu hiện xuất huyết lâm
sàng; xét nghiệm công thức máu và phết máu ngoại biên phù hợp XHGTCMD.
Tiêu chuẩn loại trừ
XHGTCMD kèm dị tật bẩm sinh hoặc XHGTCMD có các bệnh lý khác đi kèm như bệnh tự miễn
hoặc bệnh mạn tính đang được điều trị.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 44 bệnh nhi XHGTCMD mạn tính trong tổng số 195 bệnh nhi XHGTCMD từ
7/2009 đến 6/2010 tại khoa Sốt xuất huyết BVNĐ1, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau
Tỉ lệ XHGTCMD mạn tính
Bảng 1. Tỉ lệ XHGTCMD mạn tính
Đặc diểm Số ca (n=44) Tỉ lệ (%)
XHGTCMD mạn 44 22,6
tính
XHGTCMD 151 77,4
Tổng cộng 195 100
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, xét nghiệm, điều trị của XHGTCMD mạn tính
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học XHGTCMD mạn tính
Đặc điểm ...