Bệnh Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm rất hay lây, do một loại virus gây ra. Bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi ban kiểu nốt đậu ở da và niêm mạc. Bệnh được bởi Richard Morton bác sĩ người Anh thông báo lần đầu năm 1694 và được gọi là Chickenpox.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC TRƯNG BỆNH THUỶ ĐẬU
BỆNH THUỶ ĐẬU
I. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm rất hay lây, do một loại virus gây ra.
Bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi ban kiểu nốt đậu ở da và niêm mạc. Bệnh được bởi
Richard Morton bác sĩ người Anh thông báo lần đầu năm 1694 và được gọi là
Chickenpox.
II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Tác nhân gây bệnh là Herpes varicellae hay Varicella-Zostervirus (VZV),
thuộc họ Herpesvirus, được phân lập năm 1952. Sở dĩ virus có tên như trên vì khi
người ta phân lập virus từ những bệnh nhân bị Thuỷ đậu và bệnh Zona (Zoster) thì
thấy chúng hoàn toàn giống nhau. Theo giả thuyết của Hope-Símpon đưa ra năm
1965 thì Thuỷ đậu là đáp ứng miễn dịch tiên phát của ký chủ đối với virus, còn
bệnh Zona là do sự tái hoạt động của virus đã tồn tại trong cơ thể ở dạng tiềm tàng
(latent form) ở các hạch của thần kinh cảm giác.
III. DỊCH TỄ HỌC
Bệnh Thuỷ đậu chỉ ở người. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc, nhưng 90% bệnh
nhân là trẻ em 1-14 tuổi. Trẻ em < 1tuổi và người lớn > 19 tuổi chỉ < 3% số bệnh
nhân. Tuy nhiên ở các nước nhiệt đới tần suất bệnh ở người lớn thường cao hơn.
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi dân cư đông đúc
như nhà trẻ, trường học, khu tập thể....Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 3 triệu
trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu . Bệnh th ường xảy ra vào cuối đông, đầu xuân,
cao điểm là vào các tháng 3 - 5.
Đường lây chủ yếu là đường hô hấp qua những bọt nước bắn ra từ người
bệnh, một số ít lây do tiếp xúc trực tiếp với nốt đậu. Thời gian lây bệnh bắt đầu 24
giờ trước khi có phát ban và kéo dài cho đến khi các nốt đậu đóng mày (7-8 ngày).
Có thể bị nhiễm VZV mà không có biểu hiện lâm sàng. Thuỷ đậu gây miễn
dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm virus lần đầu, chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị
bệnh lần hai.
IV. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Sau khi xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, virus tăng sinh tại đây rồi
đến hệ võng nội mô rồi đi vào máu đến gây tổn thương da và cơ quan nội tạng. Tại
da và niêm mạc, các tế bào đáy và tế bào gai của nội mạc vi quản ở lớp sừng bị
phình to, chứa nhiều dịch tiết, đồng thời xuất hiện nhiều tế bào đa nhân khổng lồ
chứa nhiều ẩn thể. Ở những nốt đậu đục chứa nhiều dịch tiết với nhiều bạch cầu đa
nhân, tế bào thoái hoá, fibrin và rất nhiều virus.
Virus cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị Thuỷ đậu hoặc
Zona.
157
V. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Lâm sàng
- Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ 10-21 ngày, trung bình 15 ngày.
- Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đôi khi
có đau bụng nhẹ. Có thể xuất hiện những nốt hồng ban, kích th ước vài mm nổi
trên nền da bình thường. Thời kỳ này dài khoảng 24 giờ. Ở thiếu niên và người lớn
triệu chứng thường nặng hơn. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch th ường sốt cao
hơn và thời gian khởi phát dài hơn.
- Thời kỳ toàn phát : Trên da mặt, đầu, niêm mạc, cổ , lưng nổi những nốt
đậu hình tròn hoặc hình giọt nước trên viền da màu hồng. Nốt đậu có đường kính
3-10 mm, lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau khoảng 24 giờ thì hoá đục. Chúng
mọc nhiều đợt trên một vùng da nên ta có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác
nhau : dạng phát ban, dạng nốt đậu trong, nốt đậu đục, dạng đóng mày. Các nốt
đậu xuất hiện liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên; chi dưới là nơi cuối cùng có các
nốt đậu.
Nốt đậu có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu,
âm đạo, gây ra các triệu chứng nuốt đau, khó thở, tiểu rát...
Bệnh nhân thường bị ngứa nhẹ, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Số lượng nốt
đậu càng nhiều bệnh càng nặng. Trẻ nhỏ thường có bệnh cảnh nhẹ hơn trẻ lớn.
Những người suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo
dài có bệnh cảnh nặng nề và kéo dài hơn. Đa số có sốt cao, ho, đau bụng, đau cơ.
Nốt đậu thường mọc nhiều, kéo dài, ở dạng xuất huyết.
Các biến chứng thường gặp là nhiễm trùng da do vi khuẩn Gram (-), viêm
phổi, viêm hạch, tổn thương đa cơ quan như phổi, gan, thần kinh trung ương...
- Thời kỳ hồi phục: Sau một tuần, nốt đậu đóng mày, khô và rụng đi, không
sẹo.
2. Cận lâm sàng
- Công thức máu : bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Huyết thanh chẩn đoán : Có thể phát hiện kháng thể kháng virus Thuỷ đậu
bằng các phương pháp sau :
+ Test Kết hợp bổ thể
+ Phương pháp Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp
+ Test ELISA và test FAMA (Fluorescent antibody to membrane antigen )
- Phân lập virus từ dịch nốt đậu.
VI. BIẾN CHỨNG
1. Bội nhiễm
Thường gặp nhiễm trùng da do Liên cầu và Tụ cầu vàng. Biến chứng xảy ra
do nốt đậu bị vỡ hoặc da bị trầy xước do bệnh nhân gãi. Hoại tử Thuỷ đậu (
Varicella gangrenosa ) do Liên cầu nhóm A gây ra là một biến chứng rất nặng .
2. Viêm phổi
Chiếm tỷ lệ 20-30% ở người lớn và người bị suy giảm miễn dịch, hiếm gặp
ở trẻ em. Bệnh nhâ ...