Trong lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta hiện nay, việc họa sĩ ứng dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sáng tác đã đem lại nhiều biến đổi lớn về quan niệm cũng như trong hình thức thể hiện tác phẩm. Nó đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sáng tạo. Việc khai thác triệt để khả năng đồ họa của máy vi tính giúp họa sĩ có thể xây dựng và phát triển những hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều, tĩnh hoặc động một cách dễ dàng,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶC TRƯNG CỦA MỸ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN
ĐẶC TRƯNG CỦA MỸ THUẬT
ĐA PHƯƠNG TIỆN
BÍCH KHOA-Miền bình yên
Trong lĩnh vực nghệ thuật ở nước ta hiện nay, việc họa sĩ ứng dụng những
công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sáng tác đã đem lại nhiều biến đổi
lớn về quan niệm cũng như trong hình thức thể hiện tác phẩm. Nó đã thực sự
trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sáng tạo. Việc khai thác triệt
để khả năng đồ họa của máy vi tính giúp họa sĩ có thể xây dựng và phát triển
những hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều, tĩnh hoặc động một cách dễ dàng,
tạo nên những tác phẩm “nghệ thuật kỹ thuật số” rất đa dạng và đặc sắc. Có
thể gọi chúng là những tác phẩm Mỹ thuật đa phương tiện (MTĐPT). Thực
tế ở nước ta hiện nay, MTĐPT là một phần không nhỏ và không thể thiếu
được trong nền mỹ thuật Việt Nam. Hơn lúc nào hết, nó góp phần đẩy nhanh
và mạnh sự phát triển, biến đổi của mỹ thuật cũng như thị trường nghệ thuật
trong nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam khi nói đến MTĐPT rất nhiều người
thậm chí cả giới nghệ sĩ cũng đều nhìn nhận nó dưới góc độ kỹ thuật. Lý do
chính là do sự thiếu cập nhật thông tin đã gây ra những hiểu biết sai lệch về
MTĐPT. Chính sự hiểu biết sai lệch này đã tạo ra tâm lý sùng mộ quá đáng
hoặc tâm lý e sợ, dị ứng đối với MTĐPT. Thực chất, nguồn gốc mỹ thuật và
nền tảng tạo hình của tác phẩ m MTĐPT lại xuất phát từ quá trình bố cục
những yếu tố tạo hình truyền thống của nghệ thuật thị giác như: điểm chấm,
đường nét, hình mảng, khối, không gian, màu sắc, chất liệu... thông qua
những phương tiện biểu đạt phong phú và đa dạng của nhiều phương tiện,
với sự trợ giúp của máy vi tính. Chính vì vậy mà MTĐPT vừa mang trong
nó những đặc trưng của nghệ thuật thị giác đồng thời cũng chứa đựng những
đặc trưng ngôn ngữ tạo hình riêng do nó chịu sự chi phối của yếu tố công
nghệ kỹ thuật và quy trình thể hiện.
Sự khác nhau chủ yếu giữa “hội họa kỹ thuật số” và hội họa truyền thống
chính là sự giao tiếp của họa sĩ sáng tác và tác phẩm của mình. “Họa sĩ kỹ
thuật số” có tùy sử dụng những công cụ không phải sẵn có trong hội họa
truyền thống. Đó là: bảng mẫu màu thực tế gồm có hàng triệu màu; không
gian của tác phẩm kỹ thuật số có thể làm thay đổi to nhỏ tùy ý. Khả năng
biên tập các yếu tố thị giác trên bố cục của tranh kỹ thuật số cũng rất đa
dạng và phong phú; Bên cạnh đó, với một sự đa dạng và phong phú của
những hiệu ứng 2 chiều và 3 chiều được xây dựng sẵn và có khả năng kết
hợp biến đổi để tạo nên những hiệu ứng mới một cách nhanh chóng và hiệu
quả không giới hạn. Họa sĩ kỹ thuật số sử dụng một tablet (bàn vẽ, dùng với
thiết bị nhập/ chuột hoặc bút hỗ trợ vẽ kỹ thuật số) cho phép vẽ với độ chính
xác và chuyển động giống như một cây cọ trong thực tế vẽ trang trí trên màn
hình. Bề mặt truyền thống của tranh cũng đã thay đổi trong hội họa kỹ thuật
số. Thay vào đó là một màn hình chứa khung tranh ảo hoặc sketchbook
(Tấm vẽ phác thảo kỹ thuật số), họa sĩ sử dụng một con chuột máy tính
(mouse) hoặc bút vẽ và tablet để trình bày trên bề mặt ảo của bức tranh.
Nếu xét về nghệ thuật, thể hiện tác phẩm trên máy tính cũng giống như trên
tranh trong nghệ thuật giá vẽ. Cũng sử dụng những thủ pháp bố cục, đường
nét, màu sắc..., nhưng phương pháp thì khác. Ưu điểm của MTĐPT là sáng
tác đỡ tốn kém, linh động hơn, thay đổi bố cục nhanh hơn, dễ hình dung tác
phẩm và dễ sửa chữa. Tuy nhiên, họa sĩ sáng tác trên giá vẽ với cây cọ thì
nét bút khoáng đạt hơn... Mặc dù vậy, nghệ thuật vẫn quan trọng nhất là ý
tưởng. Chính ý tưởng mới là hơi thở, là tiếng nói của nghệ thuật. Chất liệu,
máy tính hay đôi tay, cọ vẽ hay chuột vi tính chỉ là công cụ giúp thể hiện ý
tưởng của họa sĩ mà thôi.
Việc giao tiếp giữa người nghệ sĩ và vi tính thông qua thiết bị trung gian như
giao diện màn hình, thiết bị kết xuất là hình thức hoàn toàn khác với giao
tiếp giữa họa sĩ và bức tranh. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng
của MTĐPT. Hình thức giao tiếp giữa họa sĩ và máy vi tính là một quá trình
tương tác hai chiều qua lại trong quá trình sáng tạo:
* Chiều từ máy vi tính tới họa sĩ: thông tin được thiết bị số hóa biến những
tín hiệu thị giác như điểm chấm, đường nét, màu sắc, hình khối thành những
tín hiệu số (digital). Quá trình số hóa diễn ra trên toàn bộ những tín hiệu thị
giác trong MTĐPT. Đây chính là quá trình số hóa ”Digitalization”.
* Chiều từ họa sĩ tới máy vi tính: rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào sự
phát triển của khoa học công nghệ và mức độ ứng dụng của họa sĩ. Một số
dạng cơ bản như: joysticks (thiết bị nhập dùng để điều khiển máy vi tính, có
chức năng giống như chuột), bảng vẽ đồ họa (graphics tablets), găng tay dữ
liệu (data gloves), và thậm chí là cả những thiết bị mặc vào người họa sĩ để
thể hiện những chuyển động (animation) trong khi xây dựng phim hoạt hình
hoặc mô hình thực tế ảo (virtual reality)...
ở MTĐPT, ngoài yếu tố về không gian truyền thống (chiều dài, rộng, sâu)
còn có chiều thứ tư - chiều thời gian và chiều thứ năm - chiều tương tác:
* Chiều thời gian trong MTĐ ...