Danh mục

Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau

Số trang: 104      Loại file: docx      Dung lượng: 132.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 52,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷ XVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chung của thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý thức sử dụng ngòi bút như một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xã hội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng như cuộc sống...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. RousseauPHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tàiThế kỷ XVIII đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng trong quá trình pháttriển của các nước phương Tây. Nó tồn tại trong lịch sử với cái tên đẹp: Th ế k ỷÁnh sáng.Engels nhận định: “Thế kỷ XVIII chủ yếu là thế kỷ Pháp”. Văn học Pháp thế kỷXVIII tuy nhiều hình nhiều vẻ, nhưng đều diễn ra trên những dấu hiệu chungcủa thời đại. Đó là một nền văn học xa lạ với quan điểm ngh ệ thu ật v ị ngh ệthuật. Các nhà văn tuy mức độ khác nhau, nhưng đều có ý th ức s ử d ụng ngòi bútnhư một thứ vũ khí để phơi bày ra ánh sáng triều đình phong kiến mục nát, xãhội đầy rẫy những tệ nạn xấu xa, phi lý cũng nh ư cuộc sống kh ổ c ực c ủa nhândân. Nhiều tác phẩm vang lên ý chí đấu tranh cho quyền tự do chính trị và quyềnbình đẳng công dân, có giá trị như những lời kêu gọi, động viên qu ần chúng ti ếnlên làm cách mạng.Kế thừa và phát triển những thành tựu về tư tưởng các th ế kỷ trước, th ế k ỷXVIII, tiểu thuyết phát triển rực rỡ, đầy khí th ế, đầy triển vọng. Các nhà vănđồng thời là các nhà triết học nổi tiếng thời đó nh ư: Montesquieu, Voltaire,Diderot, J.J. Rousseau,... không phải chỉ đại diện cho tiếng nói của giai cấp t ưsản đương lên đấu tranh để tiêu diệt chế độ phong kiến, mà còn nói lên nhữngtâm tư và nguyện vọng của toàn thể nhân dân bị áp bức. Vì thế, Engels rất cangợi “các nhà triết học vĩ đại” ở Pháp th ế kỷ XVIII, coi h ọ là “nh ững vĩ nhân...đã soi sáng đầu óc mọi người để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng n ổ” là“những nhà cách mạng phi thường” [36, 14]. Cũng trong bối c ảnh đó, xu ất hi ệnmột trào lưu tư tưởng mới gắn liền với tên tuổi rực rỡ J.J. Rousseau - nhà vănmở đường cho trào lưu tư tưởng có khuynh hướng dân chủ và là nhà văn tiêubiểu cho chủ nghĩa tình cảm ở Pháp và ở châu Âu. Rousseau chống l ại s ự tônsùng lý trí và đề xướng ra triết học tình cảm, nhưng không phải vì thế mà ôngkhông công kích kịch liệt chế độ phong kiến và trở thành một nhà văn cáchmạng nhất, có tư tưởng dân chủ tiến bộ nhất trong các nhà văn Pháp th ế k ỷXVIII.Năm 1761, Rousseau cho ra đời một cuốn tiểu thuyết tình Julie hay nàng Héloisemới (Julie ou la Nouvelle Héloise), cuốn sách đó đã trở thành tác phẩm mẫu mựccủa chủ nghĩa tình cảm. Rousseau đã trở thành người đặt nền móng cho ch ủnghĩa tình cảm trong văn học Pháp, đóng góp một sắc thái riêng vào s ự nghi ệpđấu tranh giải phóng và nền văn học giàu tính chiến đ ấu c ủa th ế k ỷ này. Quy ểnsách vừa xuất hiện, dư luận đã xôn xao. Từ năm 1761 đến 1800, sách được xu ấtbản xấp xỉ bảy mươi lần, trong số đó có bốn m ươi lần in riêng. Có th ể nói, tr ừVoltaire thì “Nàng Héloise mới” của Rousseau chiếm kỷ lục xuất bản của thếkỷ. Độc giả, nhất là giới nữ say sưa đọc quên ăn quên ngủ, nước mắt ròng ròng.Cuốn tiểu thuyết đã gây chấn động sâu sắc trong đời sống văn học nước Pháp.Đối với chúng tôi, Julie hay nàng Héloise mới mang đến cho chúng tôi niềm cảmthông vô hạn trước số phận của những chàng trai, cô gái yêu nhau nh ưng khôngđến được với nhau bởi những ràng buộc khắt khe của xã hội phong ki ến đươngthời. Sức lôi cuốn của chủ đề tình yêu và giá trị xã hội mà tác phẩm mang l ạicùng với sức hấp dẫn về giá trị thể loại đã tạo niềm hứng khởi cho chúng tôitiếp cận tác phẩm. Qua nghiên cứu đặc trưng thi pháp c ủa ti ểu thuy ết Julie haynàng Héloise mới, chúng tôi muốn góp phần lý giải thêm nh ững đóng góp v ềmặt nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời trang bị cho chúng tôi cách ti ếp c ậnmột tiểu thuyết được viết dưới dạng những bức thư, từ đó giúp chúng tôi có cáinhìn toàn diện hơn đối với một tác phẩm gây chấn động trên văn đàn th ế k ỷXVIII.II. Lịch sử nghiên cứuJ.J. Rousseau là nhà văn, nhà triết học tiến bộ Pháp thế kỷ XVIII, người tiên khucủa cách mạng 1789, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình pháttriển của tư tưởng và văn học Pháp thế kỷ XVIII.Julie hay nàng Héloise mới vừa ra đời được độc giả dành cho nó một tình cảmhết sức trìu mến và được đón nhận nồng nhiệt. Ở Việt Nam , các nhà nghiêncứu, phê bình cũng đi sâu nghiên cứu chủ đề tình yêu và giá trị phê phán xã hộicủa tác phẩm. Hầu hết trong tất cả các giáo trình văn học Pháp, văn học phươngTây đều dành cho tác giả Rousseau và tác phẩm Julie hay nàng Héloise mớinhững trang viết thật cảm động giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời bấthạnh của một tác gia và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác ph ẩm đ ược ôngsáng tạo ra.- Phùng Văn Tửu trong Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), bộc lộ suy nghĩ, cảm xúccủa mình về tác phẩm Julie hay nàng Héloise mới bằng nhận định: “Tiểu thuyếtra đời năm 1761, mang nhiều chất thơ, chất nhạc về tình yêu và cu ộc s ống. Nólà thế giới của tình cảm, tiếng nói của yêu thương, là thiên nhiên trữ tình trànngập âm thanh hiền hòa, du dương, là cái tôi trữ tình. Nó là tình bạn, tình yêu,tình vợ chồng trong cảnh điền viên giữa thiên nhiên bao la” [36, 184].- Cũng Phùng Văn Tửu trong Văn học phương Tây thế kỷ XVIII lại dành choRousseau tình cảm trân trọng bằng nhận định: “ Julie hay nàng Héloise mới đemlại cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay ch ưa tùng bi ết đ ến”[38, 376].- Trong Từ điển Văn học, mục Julie hay nàng Héloise mới do Phùng Văn Tửuviết đề cập đến giá trị nội dung của tác ph ẩm. Ông nói rằng: “Cuốn ti ểu thuy ếtmở đầu cho trào lưu chủ nghĩa tình cảm trong văn h ọc Pháp và ghi m ột cái m ốcquan trọng trong lịch sử văn học châu Âu” [16, 701].- Đỗ Đức Hiểu trong Lịch sử văn học phương Tây (Tập 1), cho rằng: “Julie haynàng Héloise mới có tiếng vang rộng rãi ở Pháp và ở Tây Âu thời bấy giờ. Nó cóảnh hưởng không những đối với trào lưu văn học tình cảm chủ nghĩa mà cònảnh hưởng đến cả dòng văn học lãng mạn xuất hiện đầu thế k ỷ XIX. Cu ốntiểu thuyết đẫm nước mắt, nhân vật khóc nhiều, nh ưng ti ếng khóc trong tácphẩm của Rousseau nói lên được tâm trạng khao khát giải phóng tình cảm củanhững con người bình thường sống dưới chế độ phong kiến, nhất là phụ nữ” ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: