Danh mục

Đặc trưng của trang phục Chăm

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.56 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trang phục Chăm rất phong phú đa dạng, mà ở đây không thể giới thiệu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, qua một vài trang phục tiêu biểu của người Chăm đã trình bày trên cho thấy, trang phục Chăm phong phú về kiểu dáng, hoa văn, màu sắc. Trang phục Chăm mang những đặc trưng như sau:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc trưng của trang phục ChămĐặc trưng của trang phục ChămTrang phục Chăm rất phong phú đa dạng, mà ở đây khôngthể giới thiệu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, qua một vài trangphục tiêu biểu của người Chăm đã trình bày trên cho thấy,trang phục Chăm phong phú về kiểu dáng, hoa văn, màu sắc.Trang phục Chăm mang những đặc trưng như sau:Trang phục Chăm chủ yếu là dùng chất liệu sẳn có trongthiên nhiên như bông, tơ tằm... dùng để dệt vải hầu nhưkhông dùng nguyên liệu từ da, lông của súc vật. Nhữngnguyên liệu vừa sẳn có vừa nhẹ, mỏng mặc thoáng. Phù hợpvới khí hậu nóng ẩm ở miền Trung Việt Nam. Trong cáchmay cắt quần áo, thường là may áo xẻ ngực, không có cổ,váy áo may rộng, không bó sát người. Về loại hình y phục,các kiểu may, mặc của người Chăm cũng theo lối quấn,choàng là phổ biến hơn cả. Đó là cái váy mảnh, sà rông, tấmchoàng, tấm trùm... thực chất đó là những mảnh vải có kíchthước khác nhau, khi mặc có chung một cách là choàng, quấnquanh cơ thể, kể cả áo dài Chăm thực chất cũng là tấm vảimay quay tròn thành hình ống bao quanh cơ thể con người.Kỷ thuật may mặc này không chỉ riêng có ở người Chăm mànó còn phổ biến ở các cư dân ở vùng phía Nam Trường SơnTây Nguyên nước ta và mang cả đặc trưng chung của loạihình cư dân nông nghiệp làm nghề trồng trọt trong vùng nhiệtđới gió mùa Châu Á.Đặc trưng trang phục truyền thống Chăm mà chúng ta dễnhận thấy nhất là loại áo bít tà, kéo dài quá đầu gối, khoét cổtròn, hình trái tim, được lắp ghép bằng nhiều mảnh vải mangnhiều màu sắc khác nhau. Do có đặc điểm như vậy nên ngườiChăm gọi áo dài truyền thống của họ là “Kuak kuang” (áomay ghép nhiều mảnh vải), hay “Aw dwa boong” (áo mayghép hai mảnh vải nhỏ ở eo hông) hoặc gọi là “Aw loah” (áo3 lỗ mặc chui đầu). Loại áo này của người Chăm vừa có nétriêng, vừa có nét chung gần gũi với áo dài truyền thống củacư dân Nam Đảo như Êđê, Churu, Jarai, Raglai và các dântộc người Mã Lai... mà các nhà nghiên cứu thường gọi chungkiểu áo này là áo “Phôncho”.Đặc trưng của trang phục Chăm là không trang trí hoa văntrên nền vải áo. Hoa văn trên trang phục Chăm chủ yếu làđược trang trí từng mảnh vải rồi may ghép vào các bộ phậncủa trang phục như loại cạp váy, dây thắt lưng. Loại nàydùng để may dính vào cạp váy, vào khăn trùm đầu, khăn mặt,chỉ có váy phụ nữ Chăm, hoa văn được trang trí cả trên cạpváy và trên nền vải. Hoa văn trên trang phục Chăm chủ yếulà hoa văn quả trám, hột đậu ván, hạt lúa nổ, mắt gà, hoa vănneo thuyền, hoa văn mắc lưới, hoa văn nưgarit, Makala...Trang phục Chăm có màu sắc phong phú. Trong trang tríngười Chăm không pha trộn bất cứ màu nào khác với nhaunhưng họ có nghệ thuật phối màu riêng trên nền vải. Vì vậymàu thổ cẩm, cũng như màu trang phục Chăm, mặc dù sửdụng màu nguyên nhưng không chói chang như các màu áodân tộc Tây Nguyên và một số dân tộc phía bắc nước ta, màusắc Chăm vừa hài hoà, vừa sâu lắng.Trang phục Chăm, chủ yếu là áo mặc thường ngày cũng nhưtrong lễ hội họ thường mặc áo với gam màu nóng như màuđỏ, xanh, vàng... Còn trang phục của các chức sắc tôn giáo,thầy cúng, các cụ già thường là mặc áo trắng. Màu trắng còntham gia vào trong tang lễ, kể cả trang phục người bị tang vàđồ liệm cho người chết đều có mặc màu trắng. Nếu so sánhvới màu khác tỉ lệ sử dụng trang phục màu trắng của ngườiChăm trong tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ hội hè, đám tang...có yếu tố trội hơn. Điều đó cho thấy người Chăm là dân tộcthuộc ngữ hệ Malayo-polinesien có nguồn gốc từ biển cả“màu trắng” nền trắng lại liên quan đến biển, trong chừngmực con người sống ở đấy phải đối phó, trong lao động hằngngày, với nắng gắt trên cát, và khi cần thiết phải lẫn vào nềnsáng của cát và sóng biển.Màu sắc của trang phục Chăm, ngoài mục đích trang trí đểdiễn đạt cái đẹp của thiên nhiên, con người, thì màu sắc trêntrang phục của người Chăm còn thể hiện tính phồn thực. Sựphồn thực ấy chính là hai mảng màu đối lập, trái ngược nhaugiữa màu lạnh và màu nóng.Trang phục Chăm không chỉ có nhu cầu để cho đẹp mà nógắn liền với tín ngưỡng, những điều kiêng cữ và cấm kỵ.Ngoài việc cúng tổ vị tổ sư nghề dệt vải người Chăm còn cómột số kiêng kỵ trong nghề dệt vải may mặc. Khi dệt “taleyssang”(dây buột liệm người chết), thì kiêng kỵ người đàn bàcó kinh hoặc đang trong tuổi sinh đẻ không được dệt mà chỉcó thiếu nữ và phụ nữ lớn tuổi qua thời kỳ kinh nguyệt mớiđược dệt. Họ quan niệm chỉ có phụ nữ như vậy thì mới đượctinh khiết, không ô uế, đem lại sự bình yên thanh thản chongười chết được siêu thoát nơi chốn thiên đường. Khi dệt cáchoa văn phục vụ các chức sắc, tôn giáo như dalah bingun trun(hoa văn rồng cách điệu), talay ka in mankăm (dây lưng códệt hoa văn nổi hai mặt) thì cũng kiêng cữ như trên. Riêng áocủa các chức sắc kiêng kỵ không cho người thường chạm tayvào hoặc may cắt, chỉ có các chức sắc, tu sĩ và chính vợ ôngấy tự may cắt. Người Chăm có phong tục là th ...

Tài liệu được xem nhiều: