Danh mục

ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN-HÔ HẤP

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.92 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngừng tuần hoàn-hô hấp là một trong những cấp cứu khẩn trương bậc nhất: vì gây tử vong cao (khoảng 80-90%).Nguyên nhân của ngừng tuần hoàn hô hấp cần được xác định bởi điện tâm đồ (ECG) để hướng dẫn phương hướng điều trị. Chẩn đoán nguyên nhân và các trị liệu hồi sức trong trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp phải được thực hiện càng sớm càng tốt và cần sự can thiệp nhanh chóng của đội cấp cứu di động ngay tại chỗ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN-HÔ HẤP CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN-HÔ HẤPA- Ngừng tuần hoàn-hô hấp là một trong những cấp cứu khẩn trương bậcnhất:vì gây tử vong cao (khoảng 80-90%).Nguyên nhân của ngừng tuần hoàn hô hấp cần được xác định bởi điện tâm đồ(ECG) để hướng dẫn phương hướng điều trị. Chẩn đoán nguyên nhân và các trịliệu hồi sức trong trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp phải được thực hiện càngsớm càng tốt và cần sự can thiệp nhanh chóng của đội cấp cứu di động ngay tạichỗ.B- Sự sống còn của bệnh nhân:tùy thuộc vào « trình tự các động tác cấp cứu » và việc thực hiện chúng một cáchnhanh chóng . Trình tự nầy bao gồm, theo thứ tự:*Liên lạc khẩn cấp đội cấp cứu di động.*Thực hiện các động tác hồi sức cấp cứu tuần hoàn hô hấp cơ bản bởi nhữngngười chứng kiến tai nạn đầu tiên ( công chúng, người qua đường, người trong giađình...) và có khả năng thực hiện.* Nhanh chóng thực hiện Choáng điện ngoài lồng ngực .* Trị liệu hồi sức chuyên môn. Vì rung thất là nguyên nhân thường gặp nhất của ngừng tuần hoàn và đột tử , nên thực hiện Phá rung bằng choáng điện ngoài lồng ngực là động tác cấp cứu chủ yếu trước khi nhập viện.C- Thuốc và dụng cụ cần thiết:. Hồi sức hô hấp tuần hoàn cơ bản (phương pháp hỗ trợ hô hấp miệng qua miệnghoặc miệng qua mũi, kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực) không cần dụng cụđặc biệt.* Hồi sức chuyên môn : Các dụng cụ và thuốc cần thiết cho hồi sức tim-mạch:1 Máy phá rung chạy bằng bình điện (batterie), 1 électrocardioscope hoặc điệntâm đồ (ECG) và thuốc Adrénaline (ống chứa 1mg, tiêm tĩnh mạch), Xylocaine1% (thuốc tiêm, mỗi lọ chứa 20ml), dụng cụ truyền dịch (perfusion). Các dụng cụvà thuốc cần thiết cho hồi sức hô-hấp: Các dụng cụ cần cho việc đặt nội quản vàhô hấp (mặt nạ, Ambu, dưỡng khí ...).D- Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng, với các triệu chứng sau: Mạch cổ và mạch bẹn không bắt được . Sự hiện diện của triệu chứng này đủ đểkhởi đầu phương pháp miệng qua miệng, hoặc miệng qua mũi kết hợp với xoabóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức. Tuy nhiên bắt mạch do người ngoài ngànhy thì không chính xác vì cần hiểu biết chuyên môn. Do đó nếu bệnh nhân khôngcòn cử động, không còn thở là đủ đề xác định chẩn đoán và bắt đầu ngay việc hồisức tuần hoàn-hô hấp căn bản bởi người chứng kiến đầu tiên (công chúng). Triệu chứng hô hấp: ngừng thở , hoặc thở ngáp . Bắt mạch cổ:E- Trị liệu:1- Giai đoạn đầu, tại nơi tai nạn: Thường được thực hiện bởi công chúng, làngười chứng kiến tai nạn đầu tiên. Tốt nhất nếu được thực hiện bởi một BS (nếutình cờ có được một BS tại chỗ): Khẩn cấp báo Đội cấp cứu di động (số điện thoại 115). Thực hiện hồi sức hô hấp tuần hoàn cơ bản (hsHH-THcb): Theo tiến trình A-B-C như sau:A: Airway: làm thông thoáng đường thở (lấy răng giả, vật lạ, thức ăn, lau lấy đàmnước trong miệng...)B: Breathing: hỗ trợ Hô hấp với phương pháp pháp miệng qua miệng, hoặc miệngqua mũi ) với mặt nạ nếu có.C: Circulation: Xoa bóp tim ngoài ngực , 80 - 100 nhịp/ phút.Nếu chỉ có một người làm thì phổi hợp nhịp nhàng giữa xoa bóp tim và hỗ trợ hôhấp, cứ10 lần xoa bóp tim thì 2 lần thổi. Nếu có 2 người cấp cứu thì cứ 5 lần xoa bóp timthì người thứ hai thổi ngạt 1 lần. Nếu có bóng Ambu thì người thứ 2 tiến hành bópbóng hỗ trợ hô hấp.  Không nên dùng cú đấm vào vùng xương ức nếu không có xác định ECG: vì nó có thể có tác dụng tốt trong trường hợp rung thất nhưng cũng có thể chuyển các loạn nhịp khác (nhịp chậm, nhịp nhanh, không có nhịp xoang ...) thành rung thất2- Khi Đội cấp cứu di động đến nơi tai nạn: Những động tác chuyên môn sauđây sẽ được thực hiện theo thứ tự:  Hồi sức hô hấp: bắt đầu thổi vào phổi bệnh nhân vài luồng dưỡng khí nguyên chất qua mặt nạ và bóng phồng tự động (Ambu). Sau đó đặt ống nội khí quản và hô hấp bệnh nhân với dưỡng khí nguyên chất (FiO2 = 1) bằng ballon phồng tự động , hoặc hỗ trợ máy. Khối lượng khí mỗi lần thổi khoảng 400 -500 ml, nhịp thổi khoảng 15-20/ phút. Hồi sức tuần hoàn: thiết đặt bệnh nhân vào électrocardioscope hoặc điện tâm đồ (ECG) để phân tích nhịp tim, cần thiết để hướng dẫn điều trị. Tiếp đến là đặt dây truyền tĩnh mạch. Tùy theo loại rối loạn nhịp tim thấy được qua électrocardioscope (hoặc ECG) mà tiến hành các trị liệu theo biểu đồ sau :Theo biểu đồ cấp cứu ta thấy, tùy theo rối loạn nhịp tim ở électrocardioscope,hoặc điện tâm đồ (ECG), những đường lối chính trong cấp cứu ngừng tuần hoànlà:a- Rung tâm thất (fibrillation ventriculaire),nhịp nhanh thất (tachycardieventriculaire):-Choáng điện ngoài lồng ngực (choc électrique externe) là trị liệu đầu tiên, bắt đầukhoảng 200 joules. Nếu không hiệu quả, có thể lên từ từ cho đến 400 joules.Làm 3 choáng liên tục. Trong khi đó, vẫn tiếp tục kiểm soát mạch cổ và mạch bẹn,ngoại trừ trường hợp xuất hiện nhịp xoang (sinusal) trên électrocardioscope.Nhiễm toan máu (acidose) và thiếu oxy-máu (hypoxémie) giảm hiệu nghiệm củaphá rung (défibrillation).-Nếu nhịp xoang vẩn không xuất hiện: adrénaline tiêm tĩnh mạch 1mg, hoặc quađường nội khí quản 3mg, hoặc xylocaine 1mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm (2 phút).Có thể tái chích sau mỗi 3 – 5 phút, tuy nhiên liều tổng cộng của xylocaine khôngđược quá 3mg/kg.b- Vô tâm thu (asystolie): không có hoạt động tim trên tâm điện đồ (ECGplat): Choáng điện ngoài lồng ngực vô ích vì không hiệu quả trong trường hợpnầy.-Dùng adrénaline 3 mg tiêm tĩnh mạch / mỗi 5 phút, hoặc xịt vào nội khí quảnnếu chưa thực hiện được đường truyền tĩnh mach.Chú thích: adrénaline chích thẳng vào tim đã bị cấm dùng gần 10 năm nay ởPháp, và Isuprel(isoprénaline) không được dùng vì tác dụng giãn mạch.c- Các trường hợp có nhịp tim trên ECG, nhưng không có mạch (les rythmessans pouls): bao gồm các nhịp chậm (bradycardies), hoặc nhịp bình thường nhưngkhông hiệu quả (dissociation él ...

Tài liệu được xem nhiều: