Danh mục

ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.16 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ máu đỏ - Tim là một tạng có nhiệm vụ co bóp vừa đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tĩnh mạch trở về. - Hệ động mạch: dẫn máu từ tim đến các cơ quan và tổ chức. Gồm có động mạch chủ, động mạch phổi, động mạch vành, chúng có đặc điểm như sau: + Thành rất dày. + Có nhiều tổ chức chun. + Máu màu đỏ tươi, nhiều O2 (trừ động mạch phổi). - Hệ tĩnh mạch: dẫn máu từ cơ quan và tổ chức về tim. Gồm có tĩnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN1. TUẦN HOÀN MÁU NÓI CHUNG1.1. Hệ máu đỏ - Tim là một tạng có nhiệm vụ co bóp vừa đẩy máu vào các động mạch và hútmáu từ các tĩnh mạch trở về. - Hệ động mạch: dẫn máu từ tim đến các cơ quan và tổ chức. Gồm có động mạchchủ, động mạch phổi, động mạch vành, chúng có đặc điểm như sau: + Thành rất dày. + Có nhiều tổ chức chun. + Máu màu đỏ tươi, nhiều O2 (trừ động mạch phổi). - Hệ tĩnh mạch: dẫn máu từ cơ quan và tổ chức về tim. Gồm có tĩnh mạch chủtrên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch vành, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch gánh, chúng cócác đặc điểm như sau: + Thành mạch rất mỏng. + Trong lòng tĩnh mạch có các van (trừ tĩnh mạch gánh). + Máu màu tím có nhiều CO2 (trừ tĩnh mạch phổi). - Hệ mao mạch: là những mạch máu rất nhỏ, nằm trong tổ chức của các cơ quan,là cầu nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch. Thành của mao mạch rất mỏng để chocác chất đi vào các cơ quan, đồng thời các chất thải bỏ từ cơ quan đi vào lòng mạch. 1. Ống thu bạch huyết 2. Tĩnh mạch chủ trên 3. Tĩnh mạch chủ dưới 4. Ống ngực 5. Gan 6. Tĩnh mạnh cửa 7. Lách 8. Tuyến tụy 9. Mạch bạch huyết 10. Ruột 11. Mạch bạch huyết Hình 1.18. Tuần hoàn tĩnh mạch chủ và hệ bạch huyết1.2. Hệ bạch huyết (máu trắng) Gồm các hạch bạch huyết, các ống dẫn bạch huyết (hay mạch bạch huyết). Hệbạch huyết có chức năng tăng cường cho hệ tĩnh mạch cũng mang dưỡng chấp về tim,30đồng thời còn là nơi sản xuất ra các tân bào.2. KHÁI NIỆM VỀ VÒNG TUẦN HOÀN Về chức năng trong cơ thể có 2 vòng tuần hoàn chính: - Máu từ tâm thất trái đẩy qua hệ thống động mạch chủ đi nuôi dưỡng cho các tổchức cơ quan; rồi được dẫn về tim theo hệ thống tĩnh mạch chủ trên, hệ thống tĩnhmạch chủ dưới, đổ về tâm nhĩ phải gọi là vòng đại tuần hoàn. - Máu từ tâm thất phải được đẩy qua động mạch phổi, lên phổi để trao đổi khí rồitheo các tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái gọi là vòng tiểu tuần hoàn. Ngoài 2 vòngtuần hoàn trên, riêng hệ mạch máu nuôi dưỡng cho quả tim có cấu tạo đặc biệt gọi làvòng tuần hoàn vành của tim hay vòng tuần hoàn thứ ba của cơ thể. Vì có hệ mao mạch nên thực chất tuần hoàn chỉ có một vòng khép kín.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TIM PHÔI THAI VÀ CÁC MẠCH MÁU LỚN Tim lúc nguyên thuỷ bao gồm có 2 mầm đứng dọc ở phía trước cổ của bào thai(được lá thanh mạc bọc xung quanh nối nó với ống tiêu hoá, sau này tạo thành mộtmạc treo). Trong quá trình trở thành quả tim hoàn chỉnh có 3 hiện tượng lớn xảy ra. - Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy. - Sự chia đôi của ống tim nguyên thủy. - Sự hình thành các buồng tim và các van tim.3.1. Sự gấp khúc của ống tim nguyên thủy Ống tim nguyên thủy phát triển để trở thành tim, quá trình này xảy ra trong mộtxoang ngắn cho nên nó có hiện tượng gấp khúc, thay đổi về kích thước và phân đoạn,có các chỗ phình và các chỗ hẹp.3.1.1. Các chỗ phình Lần lượt từ trên xuống gồm có: - Hành động mạch là phần đầu của các thân động mạch lớn đi từ tim ra, sau nàyphát triển thành động mạch chủ và động mạch phổi. - Tâm thất nguyên thủy, sau này phát triển thành tâm thất. - Tâm nhĩ nguyên thủy, sau này phát triển thành các tâm nhĩ. - Xoang tĩnh mạch sau này phát triển các tĩnh mạch lớn.3.1.2. Các chỗ hẹp Cũng lần lượt từ trên xuống có: - Eo Hale (Haller), nằm giữa hành động mạch và tâm thất nguyên thủy. - Lỗ nhĩ thất nguyên thuỷ nằm giữa tâm thất nguyên thuỷ và tâm nhĩ nguyênthủy. 31 - Chỗ thắt giữa tâm nhĩ nguyên thủy và xoang tĩnh mạch. Tim vì phát triển trong một xoang ngắn, nên phải gấp khúc lại. Khi gấp khúc thìphần dưới của ống tim (bao gồm xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ nguyên thủy) bị đẩy lêntrên ra sau, còn phần trên (gồm hành động mạch và tâm thất nguyên thủy) bị đẩy ratrước và xuống dưới. Do vậy khi tim hoàn chỉnh, phía trước gồm có tâm thất ở dưới,các động mạch lớn ở trên, phía sau gồm có các thân tĩnh mạch lớn và các tâm nhĩ,đồng thời ở các tâm nhĩ có một phần phát triển nhô ra trước tạo thành 2 tiểu nhĩ ở haibên hành động mạch.3.2. Sự chia đôi ống tim nguyên thủy Tim Phôi thai chỉ là một ống. Ống này được chia làm 2 nửa, do sự chia đôi của lỗnhĩ thất, sự hình thành các vách liên nhĩ, liên thất và vách liên chủ phổi.3.2.1. Sự chia đôi của lỗ nhĩ thất Lỗ nhĩ thất nguyên thủy lúc đầu chỉ là một khe hẹp kéo dài, có 2 bờ trên dưới,đến tuần thứ 3 hay thứ 4 của bào thai thì phần giữa của khe này bắt đầu thắt hẹp lại, 2bờ của khe phát triển xích lại gần nhau rồi dính chặt vào nhau tạo thành một váchtrung gian và chia lỗ nhĩ ...

Tài liệu được xem nhiều: