Danh mục

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THUỐC MÊ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.08 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc mê tĩnh mạch: 1.1. Propofol (Diprivan): liều lượng khởi mê 1,5 – 2,5mg/kg. Propofol là thuốc thường được sử dụng để khởi mê tĩnh mạch nhất hiện nay, chủ yếu vì thời gian bắt đầu tác dụng nhanh đồng thời cũng cho phép hồi tỉnh nhanh. Thuốc này rất thích hợp cho các trường hợp mổ ngắn, mổ ngoại trú. Thuốc còn được dùng trong kỹ thuật gây mê có kiểm soát nồng độ đích (TCI) với tác dụng mê ổn định và ít các tác dụng không mong muốn. Ngoài ra người ta còn dùng Propofol liều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THUỐC MÊ ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THUỐC MÊTs.Bs. Công Quyết Thắng1. Thuốc mê tĩnh mạch:1.1. Propofol (Diprivan): liều lượng khởi mê 1,5 – 2,5mg/kg. Propofol là thuốcthường được sử dụng để khởi mê tĩnh mạch nhất hiện nay, chủ yếu vì thời gian bắtđầu tác dụng nhanh đồn g thời cũng cho phép hồi tỉnh nhanh. Thuốc này rất thíchhợp cho các trường hợp mổ ngắn, mổ ngoại trú. Thuốc còn được dùng trong kỹthuật gây mê có kiểm soát nồng độ đích (TCI) với tác dụng mê ổn định và ít cáctác dụng không mong muốn. Ngoài ra người ta còn dùng Propofol liều thấp để anthần cho các bệnh nhân gây tê hoặc ở phòng hồi sức tích cực.· Dạng bao bì: Propofol thường được đóng trong ống tiêm thuỷ tinh 20ml chứa200mg propofol (dung dịch 1% chứa 10mg/ml). Đây là dạng nhũ dịch sữa có tínhổn định, với pH 6 – 8,5.· Dược động học: ngay sau khi tiêm tĩnh mạch, Propofol nhanh chóng vượt quahàng rào máu, não, rau thai và ức chế tri giác tuỳ theo liều lượng sử dụng.Propofol được nhanh chóng chuyển hóa qua gan.· Dược lực học: tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây tụt huyết áp, đặc biệt ở các bệnhnhân bệnh tim mạch. Hồi tỉnh nhanh hơn so với thiopental và methohexital.· Tác dụng không mong muốn: Đau ở chỗ tiêm, đôi khi bệnh nhân có các cử độngnhẹ, bất thường lúc khởi mê.1.2. Thiopentone (Pentothal): liều lượng khởi mê 4 – 5mg/kg.· Dạng bao bì: lọ thuỷ tinh 20ml có chứa 500mg bột thuốc màu vàng chanh, saupha với 20ml nước cất có pH 10,5. Dung dịch mẹ 2,5% (25mg/ml) ổn định trong24giờ sau pha. Ở Việt Nam hay sử dụng dung dịch pha 1,25% để khởi mê.· Dược động học: thời gian khởi phát tác dụng là trong vòng 30 giây và thời giantác dụng của liều lượng tiêm một lần là khoảng 5 phút. Thời gian tác dụng và liềulượng khởi mê thay đổi tuỳ thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của ngườibệnh. Các bệnh nhân có suy giảm chức năng sống, thiếu máu thể tích tuần hoàncần dùng liều lượng thuốc thấp, nếu không có thể gây tụt huyết áp nặng. Thuốc hếttác dụng là do tái phân bố và sau đó là chuyển hóa qua gan.· Dược lực học: rất hiếm khi gây kích thích trong giai đoạn khởi mê như vớimethohexiton. Là thuốc chống co giật mạnh và giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụoxy của não. Ở bệnh nhân khỏe mạnh ban đầu có tăng sức cản ngoại vi biểu hiệnbằng tăng huyết áp. Tiếp theo sau đó là ức chế chức năng tim mạch tuỳ thuộc vàoliều lượng sử dụng gây giảm cung lượng tim và tụt huyết áp. Ít ảnh hưởng đếnnhịp tim. Thiopental có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp và ít ảnh hưởng đếntrương lực phế quản.· Tác dụng không mong muốn: đau ở chỗ tiêm (vì pH kiềm). Hiếm khi gặp phảnứng phản vệ (1/30.000). Đái Porphyria, do vậy chống chỉ định dùng cho các bệnhnhân có tiền sử đái porphyria.1.3. Ketamine (Ketalar): liều lượng khởi mê đường tiêm tĩnh mạch là 1 –2mg/kg. Tiêm bắp là 5 – 12mg/kg.· Dạng bao bì: Đóng trong lọ thuỷ tinh màu, là dung dịch rất ổn định có pH hơitoan (3,5 – 5,5). Bị kết tủa khi dùng cùng barbiturates và các thuốc kiềm khác.· Dược lực học: Là thuốc giảm đau mạnh, có gây các thay đổi dạng kích thích trênsóng điện não, do vậy không nên dùng cho các bệnh nhân có tổn thương não dolàm tăng lưu lượng máu tưới não. Thuốc ketamin gây giải phóng catecholamin. Dovậy, có thể sử dụng cho các bệnh nhân có nguy cơ cao, tuy nhiên tăng huyết áp cóthể là vấn đề. Ảnh hưởng trên huyết áp có thể là sự tương tác giữa tác dụng ức chếtrực tiếp cơ tim và kích thích trung tâm giao c ảm. Ketamin là thuốc làm giãn phếquản, có thể sử dụng cho gây mê bệnh nhân hen phế quản.Bảng 1: Các đặc tính dược động học của một số thuốc mê tĩnh mạch(Chú thích) :Thuốc pH Tốc độ thải trừ ml/kg/phút Nửa đời sống tái phân bố (phút)Nửa đời sống thải trừ (giờ)Thiopenton 10,5 3,5 3 – 8 10 – 12Propofol 3,5 – 5,5 6 – 8,5 2 – 4 3 – 63Ketamin 3,5 – 5,5 18 5 2,17Midazolam 3,3 4,4 – 11 6 – 30 1,7 – 42. Các thuốc mê bốc hơi:Các thuốc mê bốc hơi có tác dụng nhờ hấp thu thuốc từ phế nang vào máu. Thuậtngữ đậm độ phế nang tối thiểu (MAC) là chỉ số về độ mạnh tương đối của cácthuốc mê bốc hơi.MAC được định nghĩa: “bằng đậm độ của thuốc m ê bốc hơi ởphế nang đủ để ức chế 50% ng ười bệnh không còn đáp ứng với kích thích đau củaphẫu thuật”. Ngày nay, tất cả các thuốc mê bốc hơi đều rất mạnh, do vậy cần cócác bình bốc hơi được chỉnh chuẩn rất chính xác. Tất cả các thuốc mê bốc hơi đềucó thể gây sốt cao ác tính ở các bệnh nhân nhậy cảm với bệnh n ày.2.1. Halothan (Fluothane): là thuốc mê mạnh nhưng ít tác dụng giảm đau và giãncơ. Nó gây giãn mạch máu ngoại vi và ức chế co bóp cơ tim. Halothan dễ gây loạnnhịp tim khi dùng kèm với adrenalin, do vậy tránh dùng cùng nhau. Các tác dụngkhông mong muốn của nó:- Viêm gan do halothan. Nhưng hiếm khi gây vàng da sau mổ. Thiếu oxy hoặc tụthuyết áp làm tăng nguy cơ viêm gan.- Có thể gây rét run sau mổ không kèm theo hạ thân nhiệt. Điều trị cần kèm theocung cấp oxy tăng lên vì nhu cầu tiêu thụ oxy t ...

Tài liệu được xem nhiều: