Danh mục

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ tuần hoàn máu gồm có tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các động mạch và hút máu từ các tỉnh mạch. Nếu lấy điểm bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm thất trái của tim, thì máu được đưa vào động mạch chủ từ đó máu nhiều oxy được vận chuyển đến các động mạch nhỏ dần để đến các mô của các cơ quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN Chương 4. Hệ tuần hoàn 49 ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: 1. Biết được cấu tạo của tuần hoàn hệ thống. 2. Biết được cấu tạo của tuần hoàn phổi.Hệ thống tuần hoàn có nhiệm vụ vận chuyển các chất cho cơ thể, gồm tuần hoàn máu và tuầnhoàn bạch huyết. H ình 11.1. Hệ thống mạch máu A. Các động mạch B. Các tĩnh mạchHệ tuần hoàn máu gồm có tim đóng vai trò như một cái bơm đẩy máu vào các động mạch vàhút máu từ các tỉnh mạch. Nếu lấy điểm bắt đầu của sự tuần hoàn là tâm thất trái của tim, thìmáu được đưa vào động mạch chủ từ đó máu nhiều oxy được vận chuyển đến các động mạchnhỏ dần để đến các mô của các cơ quan. Tại các cơ quan có sự trao đổi chất và không khí.Máu nhiều carbonic sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch sau đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơncuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới. Từ tâm nhĩ phảimáu xuống tâm thất phải. Đó là vòng tuần hoàn hệ thống hay tuần hoàn lớn. Máu từ tâm thấtChương 4. Hệ tuần hoàn 50Ngoài ra còn có hệ thống cửa nhận máu từ đường tiêu hóa về gan trước khi đổ vào tĩnh mạchchủ dưới, phần này được đề cập ở chương hệ tiêu hóa.Tuần hoàn bạch huyết gồm có các nốt bạch huyết và mạch bạch huyết, dẫn các tế bào bạchhuyết cũng như các protid do tế bào sản xuất, cuối cùng đổ về tĩnh mạch tay đầu phải và trái.Chương 4. Hệ tuần hoàn 51 TIM Mục tiêu học tập: 1. Mô tả được vị trí và hình thể ngoài tim. 2. Mô tả được hình thể trong và cấu tạo của tim. 3. Kể tên được các động mạch và tĩnh mạch nuôi dưỡng tim.Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi; gồm hai nửaphải và trái. Mỗi nửa tim có hai buồng: một buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ,một buồng đẩy máu vào các động mạch gọi là tâm thất.I . V ị tríTim nằm trong trung thất giữa, lệch sang bên trái lồng ngực, đè lên cơ hoành, ở giữa hai phổi,trước thực quản và các thành phần khác của trung thất sau. Trục của tim đi từ phía sau ratrước, hướng chếch sang trái và xuống dưới.II . Hình th ể ngoàiTim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh. Ðáy ở trên, quay ra sau và hơi sang phải. Ðỉnhở trước, lệch sang trái.1. Ðáy timĐáy tim tương ứng với mặt sau hai tâm nhĩ, ở giữa có rãnh gian nhĩ.Bên phải rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ phải, liên quan với màng phổi phải và thần kinh hoành phải,phía trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch chủ dưới đổ vào.Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào. Tâm nhĩ trái liên quanvới thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.2. Mặt ức sườnCòn gọi là mặt trước có:- Rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách phần tâm nhĩ ở trên, phần tâm thất ở dưới.- Phần tâm nhĩ bị thân động mạch phổi và động mạch chủ lên che lấp. Hai bên có hai tiểu nhĩphải và trái.- Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, lệch sang bên phải đỉnh tim,ngăn cách tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm diện tích phần lớn mặt này.3. Mặt hoànhHay mặt dưới, đè lên cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với thuỳ trái của gan và đáy vị.Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai phần: phần sau là tâmnhĩ, hơi hẹp, phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh gian thất sau, chạy từ sau ra trước vànối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim.4. Mặt phổiCòn gọi là mặt trái: hẹp, liên quan với phổi và màng phổi trái, dây thần kinh hoành trái.5. Ðỉnh timCòn gọi là mỏm tim, nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực, tương ứng khoảnggian sườn V trên đường giữa xương đòn tráiChương 4. Hệ tuần hoàn 52 Hình 11. 2. Mặt ức sườn của tim 1. Tiểu nhĩ phải 2. Rãnh vành 3. Cung động mạch chủ 4. Thân động mạch phổi 5. Rãnh gian thất trước 6. Tiểu nhĩ trái.III . Hình th ể trong1. Các vách timTim được chia ra các buồng bởi các vách tim.1.1. Vách gian nhĩ: chia đôi hai tâm nhĩ; mỏng, ứng với rãnh gian nhĩ ở bên ngoài. Trong thờikỳ phôi thai, vách gian nhĩ có lỗ hở để máu đi từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái. Sau khi sinh,thường đóng kín. Nếu không đóng lại: tồn taị một lỗ gọi là lỗ bầu dục, gây nên tật thông liênnhĩ.1.2. Vách gian thất: ngăn cách giữa hai tâm thất, ứng với các rãnh gian thất ở bên ngoài.1.3. Vách nhĩ thất: là một màng mỏng ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm thất trái. Sở dĩ có phầnnày là vì tâm thất trái lớn hơn so với tâm thất phải làm cho phần màng của vách gian thất dínhlệch sang phải.2. Các tâm nhĩCác tâm nhĩ có thành mỏ ...

Tài liệu được xem nhiều: