Danh mục

Đại cương về Mô và Phôi : Mô thần kinh part 3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

ĐẦU VÀ TẬN CÙNG THẦN KINH (tt) Thể nhận cảm: Trong cơ thể động vật có nhiều thể nhận cảm như thể Vate - Pacini, Messne, Kraus,… Khi bị tác động, áp lực của mao quản sẽ tăng lên gây áp suất nhất định đối với gói bòng bong và sẽ được chuyền tác động lên đầu sợi gai. Từ đây xung động sẽ được phát ra hướng về thân nơron cảm giác. Thể Vate - Pacini phân bố nhiều trong tổ chức liên kết dưới da, tổ chức liên kết ở tuyến sữa và màng treo ruột, trong tuyến tụy, xung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về Mô và Phôi : Mô thần kinh part 3 ĐẦU VÀ TẬN CÙNG THẦN KINH (tt) Thể nhận cảm: Trong cơ thể động vật có nhiều thể nhận cảm như thể Vate - Pacini, Messne, Kraus,… Khi bị tác động, áp lực của mao quản sẽ tăng lên gây áp suất nhất định đối với gói bòng bong và sẽ được chuyền tác động lên đầu sợi gai. Từ đây xung động sẽ được phát ra hướng về thân nơron cảm giác. Thể Vate - Pacini phân bố nhiều trong tổ chức liên kết dưới da, tổ chức liên kết ở tuyến sữa và màng treo ruột, trong tuyến tụy, xung quanh mạch máu và khớp xương. Ở cơ vân và cơ trơn cũng có thể nhận cảm. Thể nhận cảm ở cơ vân khá lớn, hình thoi dài 2 -3 mm, còn ở cơ trơn có hình cầu. ĐẦU VÀ TẬN CÙNG THẦN KINH (tt) TẬN CÙNG VẬN ĐỘNG là bộ máy vận động, đó là nơi tiếp xúc giữa thần kinh và cơ, còn gọi là synap thần kinh - cơ. Về cấu tạo cũng có các bộ phận tương tự như synap thần kinh - thần kinh. Cơ chế dẫn truyền xung động thần kinh từ nơron vận động sang sợi cơ cũng tương tự như từ nơron nhận cảm sang nơron vạn động. Trong đó chất trung gian acetylcolin đóng một vai trò quan trọng. 6. THẦN KINH ĐỆM Thần kinh đệm là tập hợp các tế bào thần kinh không có khả năng dẫn truyền xung động mà chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho các bộ phận khác của hệ thần kinh hoạt động, trong đó vai trò cung cấp chất dinh dưỡng là quan trọng hơn cả. Thần kinh đệm có 4 loại chia theo hình thái và kích thước tế bào. Mỗi loại được phân bố tại một vị trí nhất định trong tổ chức thần kinh. ĐỆM MÀNG ỐNG Tế bào phân bố bao quanh ống giữa tủy sống và các não thất. Các tế bào này có cực đỉnh quay vào lòng ống, đầu có lông rung có tác dụng làm cho dịch ở tủy sống và các não thất lưu chuyển. Bằng thí nghiệm các axit amin đánh dấu thấy các tế bào này tổng hợp protein mạnh hơn hẳn các tế bào thần kinh khác. THẦN KINH ĐỆM (tt) ĐỆM SAO Loại tế bào này phân bố trong bề dày của não bộ và tủy sống. Tế bào có thân nhỏ, chứa nhân và nhiều nhánh tỏa ra xung quanh. Có hai loại đệm sao: Đệm sao loại hình sợi. Đệm sao loại hình nguyên sinh chất. Căn cứ vào sự có mặt cảu sợi đệm trong nhánh mà chia ra hia loại trên. Loại đệm sao hình sợi phân bố nhiều trong chất trắng thần kinh còn lại đệm sao hình nguyên sinh chất phân bố trong chất xám của hệ thần kinh trung ương. Chức năng: Làm nền cốt cho não tủy. Các nhánh của nó đi đến các mạch máu tạo ra một cái màng. Được phát hiện thấy có sự liên quan chặt chẽ lượng cholesteron trong tế bào đệm sao và máu do đó cho rằng các tế bào này có tác dụng tiết chế. THẦN KINH ĐỆM (tt) ĐỆM ÍT GAI Các tế bào này ít phân nhánh. Thường nó vây chặt xunh quanh nhân và nhánh của nơron. Lớp myêlin của sợi bọc thần kinh là do tế bào này tiến hoá thành. Chức năng của đệm ít gai rất quan trọng, nó tham gia vào nuôi dưỡng nơron. Loại tế bào này tổng hợp protein và lipit mạnh. ĐÊM NHỎ Loại tế bào này nhỏ và ít nhánh, phân bố riêng lẻ trong hệ thần kinh. Nó có chức năng bảo vệ vì vậy người ta gọi nó là các tổ chức bào (tương tự tổ chức bào trong liên kết thưa).

Tài liệu được xem nhiều: