Danh mục

Đại cương về Mô và Phôi : PHÁT TRIỂN CỦA CÁ XƯƠNG part 1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.25 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 12: PHÁT TRIỂN CỦA CÁ XƯƠNG1. TUYẾN SINH DỤC VÀ TẾ BÀO SINH DỤCCá đực: Buồng sẹ và tinh trùng Buồng sẹ có dạng hình trụ, khi thành thục căng phồng và có màu trắng sữa. Khi ấn nhẹ, tinh dịch chảy ra ngoài. Buồng sẹ nằm hai bên mạc treo ruột phía lưng. Lúc còn non, tinh hoàn có dạng hình sợi áp sát vào cột sống. Cấu tạo buồng sẹ: Trong buồng sẹ có nhiều bóng nhỏ (ampull) và tinh trùng được phát sinh và phát triển trong các ampull này. Mỗi Ampull có một ống nhỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại cương về Mô và Phôi : PHÁT TRIỂN CỦA CÁ XƯƠNG part 1CHƯƠNG 12: PHÁT TRIỂN CỦA CÁ XƯƠNG1. TUYẾN SINH DỤC VÀ TẾ BÀO SINH DỤCCá đực: Buồng sẹ và tinh trùngBuồng sẹ có dạng hình trụ, khi thành thục căng phồng và có màu trắng sữa.Khi ấn nhẹ, tinh dịch chảy ra ngoài.Buồng sẹ nằm hai bên mạc treo ruột phía lưng. Lúc còn non, tinh hoàn códạng hình sợi áp sát vào cột sống.Cấu tạo buồng sẹ: Trong buồng sẹ có nhiều bóng nhỏ (ampull) và tinhtrùng được phát sinh và phát triển trong các ampull này. Mỗi Ampull có mộtống nhỏ đổ ra ống chung nằm ở mặt lưng của buồng sẹ.CÁ ĐỰC: BUỒNG SẸ VÀ TINH TRÙNG (tt)Tinh trùng có dạng hình roi, đầu nhỏ, hình trứng, đường kính 2 – 2,5 micron,đuôi dài khoảng 35 micron. Mỗi loài cá khác nhau đều có hình dạng tinhtrùng khác nhau, nhưng nhìn chung đều có roi. Ví dụ tinh trùng cá quả dạnghình xoắn. Buồng sẹ cá chẽm (Lates calcarifer ) thành thục ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TINH TRÙNG CÁ XƯƠNGĐặc điểm vận động: Khi còn ở trong tuyến sinh dục, tinh trùng không vận động, nhưng khi rơi vào môi trường nước, tinh trùng vận động mạnh. Tinh trùng lao đầu về phía trước, sau 1-2 phút, chuyển động chậm dần và sau đó chuyển sang chuyển động giao động. Sau 2-3 phút, lượng tinh trùng chuyển động còn rất ít và cuối cùng toàn bộ ngừng hoạt động. Trong sinh sản nhân tạo, người ta chia sự vận động của tinh trùng thành các mức độ như sau: Vận động tích cực: Chuyển động lao về phía trước mạnh mẽ, không nhìn rõ đầu tinh trùng. Vận động giao động: Đầu tinh trùng lắc lư, vị trí không chuyển dịch giống như chuyển động của quả lắc đồng hồ. Vận động cá biệt: Chỉ còn một số ít tinh trùng có khả năng vận động giao động, phần lớn bất động.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TINH TRÙNG CÁ XƯƠNG (tt)Năng lực thụ tinh: Tinh trùng cá xương có thể duy trì khả năng thụ tinh khá lâu nếu giữ ở nhiệt độ thấp từ 0-40C. Ví dụ: nếu giữ tinh trùng cá chép ở nhiệt độ từ 22-230C thì nó có khả năng thụ tinh trong vòng 14 giờ Ở nhiệt độ từ 0-60C: duy trì khoảng 15 ngày. Ngoài ra người ta có thể bảo quản tinh cá trong Nitơ loãng ở nhiệt độ -180C, nhưng cách bảo quản này cho tỷ lệ thụ tinh thấp.Tuổi thọ: Tuổi thọ của tinh trùng phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường như: ánh sáng và độ muối; Nếu chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời sẽ có tác động xấu đến tuổi thọ của tinh trùng. Hay khi giữ tinh cá trong dung dịch đẳng trương, tuổi thọ tinh trùng được duy trì lâu nhất. Ngoài ra tuổi thọ tinh trùng còn phụ thuộc vào tình trạng cá đực: Nếu cá đực được nuôi dưỡng tốt trong quá trình thành thục thì tinh trùng của nó khoẻ mạnh và tuổi thọ của nó dài hơn những cá ở điều kiện nuôi dưỡng kém.

Tài liệu được xem nhiều: