Danh mục

Đại đạo vô ngôn của lão trang và Logos ngữ âm trung tâm của phương Tây

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.04 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này Dương đã dẫn đoạn Derida viết về hành động sinh tạo “từ” differance của mình. Chúng tôi xin chuyển dẫn đoạn lời của Derida đồng thời cũng bày tỏ một sự tán thành tinh thần chungđối với cách hiểu của Dương Nãi Kiều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại đạo vô ngôn của lão trang và Logos ngữ âm trung tâm của phương TâyNGÔN NGỮSỐ 32012ĐẠI ĐẠO VÔ NGÔN CỦA LÃO TRANGVÀ LOGOS NGỮ ÂM TRUNG TÂMCỦA PHƯƠNG TÂY(Liên hệ Lão Trang và J. Derida Vài suy nghĩ về triết học ngôn ngữ học giải cấu trúc)*LÊ THỜI TÂNNgày nay, triết học phương Tâyhiện đại, đặc biệt là chủ nghĩa Giảicấu trúc đang gồng mình thoát khỏisự chi phối của cái gọi là Logos ngữâm trung tâm luận thống trị toàn bộ vănhoá phương Tây mấy nghìn năm. Nhữngngười như M. Heidegger, J. Deridađã khiến cho chúng ta cảm thấy triếthọc phương Tây hiện đại đang đẩy tưduy ngôn ngữ học lên đến giới hạn tộtcùng của nó. Thách thức lại toàn bộtruyền thống, Derrida phê phán cái gọilà chủ nghĩa logos ngữ âm trung tâmtrong toàn bộ văn hoá châu Âu.Năm 2002 Derida đến Trung Quốc.Sau chuyến đến thăm cái nôi văn tựtượng hình này của Derrida, học giảTrung Quốc Dương Nãi Kiều viết bài“Thông diễn giải cấu trúc và logostrung tâm luận - Bàn về thi học Deridacùng tư tưởng thông diễn học giải cấutrúc luận của ông”1. Trong bài viếtnày Dương đã dẫn đoạn Derida viếtvề hành động sinh tạo “từ” differancecủa mình. Chúng tôi xin chuyển dẫnđoạn lời của Derida đồng thời cũng bàytỏ một sự tán thành tinh thần chungđối với cách hiểu của Dương Nãi Kiều:Derrida ngụ tư tưởng Giải cấutrúc và thái độ bất mãn đối với cái ýthức logos ngữ âm trung tâm chủ nghĩacủa văn hoá phương Tây trong hànhđộng cải biến chỉ một chữ cái E trongtừ DIFFERENCE thành chữ A, sinh tạomột “từ” hoàn toàn mới DIFFERANCE.Xin đặc biệt chú ý sự lí giải và chọnlựa của Derida đối với con chữ có hìnhdáng Kim tự tháp này (A). Hành độnglựa chọn chữ A “trầm mặc, bí ẩn, vữngchãi” mang hình dáng nấm mồ cổ đạiAi Cập, để thay cho một chữ E trongmột từ vốn có của ngôn ngữ Pháp (từDIFFERENCE) thu hút sự chú ý củatrí thức châu Âu.“Giờ đây, differance đã ra đời2.Tôi cho rằng nó đã phát sinh hiệu lực.Khác biệt (sai dị) của sự viết - dùngA thay cho E - đánh dấu sự sai biệtgiữa hai nguyên âm và hai kí hiệu ngữâm giống nhau về hình thức, differancelà thuần tuý để viết, nó có thể đọc, nócó thể viết, nhưng nó không có thểnghe. Nó không thể được lí giải trongnói (ngôn thuyết - speech). Chúng tasẽ hiểu được nó tại sao lại tránh đượctrình tự lí giải thông thường. Tôi từngphát biểu, nó trình hiện ra mượn nhờ...............................*Ban Đào tạo, ĐHQG HN68vào một kí hiệu trầm mặc, nó hiện diệnmượn nhờ vào tấm bia toà mộ im lìm”(Jacques Derida, Margins of Philosophy,The University of Chicago Press,1982, p.4)Dương Nãi Kiều phân tích lờicủa Derida: Vậy thì, vì sao giới họcthuật đem differance dịch thành “nớidài sự khác biệt” (延異 diên dị - nguyênvăn tiếng Hán. Nhật ngữ dịch Différancelà 差延 - sai diên, còn difference thìđược dịch là 差異 - sai dị - LTT). Đấylà xuất phát từ động cơ lí luận ra sao?Căn cứ vào tình hình sử dụng từ “diêndị” hiện nay của giới nghiên cứu cóthể thấy từ này chính là kiểu viết gọncủa “đà diên sai dị”. Nói một cáchnghiêm khắc, differance là khôngthể dịch, càng không thể dịch thành“nới dài sự khác biệt”, bởi vì ý đồcải biến một con chữ của Deridachính là để khiến cho differancethoát khỏi sự thống trị ý nghĩa củadifference, là để khiến chúng ta trênphương diện lí luận hiểu được sự sinhtạo differance là nhằm tạo nên một“nới xa” và “khác biệt” giữa nó vàdifference về mặt ngữ nghĩa và lối viết;là để nó - differance thoát li khỏi sựthống trị ngữ nghĩa - ngữ âm truyềnkiếp (chúng tôi nhấn mạnh - LTT) trởthành một kí hiệu tự do không mangnghĩa” [1, 310].“Difference” của Derrida có phátsinh hiệu lực đến như Dương Nãi Kiềuquả quyết hay không chúng tôi khôngdám lạm bàn. Điều dễ thấy là nỗ lựcgiải cấu trúc luận này của Derida, mộtnỗ lực mà tính chất “hữu vi” (xin nhớđến chữ “vô vi” trong triết học LãoTrang - LTT) hết sức đậm đó, rút cuộccũng chỉ dám muốn “để cho logos ngữNgôn ngữ số 3 năm 2012âm tối cao - cái logos của tiếng nói bấttuyệt trên phương diện bản thể phảiim miệng, đi vào trầm mặc” [1, 312].Bởi vì Giải cấu trúc luận cuối cùngvẫn còn công nhận một logos ngữ âmchung cực tối cao “đang ngôn thuyết”.Heidegger nói: “Ngôn ngữ là ngôi nhàcủa tồn tại”. Các triết gia phương Tâyrốt cuộc cũng chỉ bước tới cái gọi là“biên giới sau cùng”. Heidegger (Tồntại và Thời gian) chẳng phải là vẫnhay thích nhắc đến câu thơ “Nơi ngônngữ tan vỡ, không còn vật gì tồn tại”đó sao?Trang Tử của Trung Hoa thì khôngnhư vậy. Ông đã bước qua cái giới hạnsau cùng đó để đi vào trong Đạo. NhưLão Tử đã nói, đó là cái Đạo khôngthể mà cũng không phải biểu đạt bằngngôn ngữ, cái tồn tại siêu/ tiền ngônngữ: Đạo khả đạo vô thường Đạo (LãoTử - Đạo đức Kinh) hoàn toàn khônggiống với cái logos ngữ âm tối cao củaphương Tây. Đương nhiên theo tinhthần Đạo gia, Trang Tử nhập vào Đạocũng là theo lối “vô vi”, ông “thamthiền” trực nhập, khác với sự ồn ào“hữu vi” của Giải cấu trúc luận phươngTây. Có điều đây cũng chỉ là một phánđoán dựa trên lô gích c ...

Tài liệu được xem nhiều: