Đại học đổi mới sáng tạo - mục tiêu hay triết lý?
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 839.67 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bàn về vấn đề đổi mới, sáng tạo đại học. Từ đó, đưa ra một số kết luận trong vấn đề đổi mới sáng tạo là động lực của sự phát triển của quốc gia. Theo đó, đại học định hướng đổi mới sáng tạo có vai trò quyết định đối với thịnh vượng quốc gia. Vì lợi ích và tầm nhìn 100 năm, nghiên cứu cơ bản và đại học nghiên cứu rất quan trọng, nhưng đối với tầm nhìn 10 năm và sự thịnh vượng của quốc gia, đổi mới sáng tạo và đại học đổi mới sáng tạo. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại học đổi mới sáng tạo - mục tiêu hay triết lý? KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - MỤC TIÊU HAY TRIẾT LÝ? GS.TS. Nguyễn Hữu Đức* 1. Về nguyên lý đại học dẫn dắt sự phát triển Trong lịch sử phát triển của nhân loại, mức độ tương thích giữa giáo dục đại học(đào tạo năng lực chuyên môn và kỹ năng cho nguồn nhân lực) và doanh nghiệp(ứng dụng công nghệ và kỹ thuật) luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xãhội của các quốc gia. Trong trường hợp giáo dục thiếu cập nhật, không đáp ứng yêucầu doanh nghiệp, các quốc gia sẽ có “nỗi đau xã hội” (social pain) (hình 1). Sựthịnh vượng (prosperity) chỉ đạt được khi giáo dục đại học đi trước, không nhữngđáp ứng mà còn dẫn dắt sự phát triển sản xuất (Goldin and Katz, 2008). Thực tế hơn1000 năm phát triển, đại học thế giới đã trải qua cuộc chuyển đổi thứ nhất để đưathế hệ đại học thứ nhất (1GU) của thời kỳ Trung cổ (đại học từ chương) sang thế hệđại học thứ hai (2GU) của thời kỳ Khai sáng (đại học nghiên cứu). Hiện nay, cuộcchuyển đổi thứ hai đang cùng với cuộc CMCN 4.0 đưa đại học thế giới sang thế hệthứ ba (3GU) của Kỷ nguyên số (đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo)(Wissema, 2009) để thích ứng với yêu cầu xã hội, nhưng nhìn chung, đại học bao giờcũng phát triển theo sau các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) (hình 2). Về thực chất, công nghệ và kỹ thuật nói chung và hoạt động đổi mới sáng tạo(ĐMST) tự nó luôn luôn tồn tại và phát triển đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nền sảnxuất, ví dụ như sự xuất hiện của các phương tiện vận tải thô sơ, thậm chí cả vũ khí...,chỉ có điều là nếu được giáo dục và khoa học hỗ trợ thì công nghệ và kỹ thuật sẽ pháttriển nhanh hơn, cao hơn và hiện đại hơn. Trước thời kỳ CMCN (1.0 và 2.0), tức làtrong thế hệ đại học 1GU, không chỉ giáo dục đi sau khoa học mà khoa học cũng đisau công nghệ. Trong giai đoạn đó, giáo dục và đào tạo chỉ cố gắng giải thích các kếtquả khoa học và công nghệ đã tồn tại, giáo trình đại học chỉ là các kiến thức đã đượckhoa học phát minh ra và các thành tựu công nghệ đã tồn tại trong thực tế; không dựbáo và hướng dẫn được sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đó là nền giáo dụckinh viện, từ chương lấy sự thông kim, bác cổ làm chuẩn mực. Nỗ lực lớn nhất củagiáo dục giai đoạn này là cố gắng cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất về trình độ pháttriển của khoa học và công nghệ vào chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy.Tương tự, các nghiên cứu trong trường đại học cũng vị khoa học, đi sau công nghệ,chỉ khám phá và giải thích các nguyên lý đã được ứng dụng của công nghệ.* Tổ trưởng Tổ Tư vấn Uỷ ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo; Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục vàPhát triển nhân lực 163KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hình 1. Sự phát triển tương quan giữa giáo dục đại học với công nghệ và các tác động đến sự thịnh vượng của quốc gia (Goldin and Katz, 2010). Trong giai đoạn đại học 2GU, giáo dục đã tiến lên đi ngang hàng với khoa học,cùng thực hiện hai chức năng của đại học: đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu kếthợp và hỗ trợ đào tạo. Đào tạo thực hiện thông qua nghiên cứu. Các quan điểm nhưvậy đã khá thống nhất và phổ biến trong các định nghĩa về đại học vào cuối thế kỷXX và đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trước thập niên 1950, khái niệm đại học hiện đạivới cả hai chức năng đào tạo và nghiên cứu như vậy không phải là đương nhiên.Trong từ điển Larousse (Pháp) xuất bản năm 1948 chưa có yếu tố nghiên cứu trongđịnh nghĩa khái niệm université (Đàm 2014). Trong giai đoạn này, khoa học cũngtiến lên ngang hàng với công nghệ, nhận những đơn đặt hàng và hợp đồng do côngnghệ (và doanh nghiệp) đề xuất hoặc tham gia giải quyết những vấn đề nguyên lýcủa công nghệ mới. Sự sóng đôi này đã thúc đẩy quá trình hình thành những giảipháp công nghệ hiện đại. Thế hệ thứ ba đang tiếp tục hiện nay là giai đoạn giáo dục đang có xu hướng vượtlên trước khoa học, giúp mở đường cho khoa học phát triển. Người học đã biết phântích, đặc biệt biết dựa vào cơ sở dữ liệu để dự báo, tiên lượng các xu thế phát triểnvà các đột phát về KH&CN trong tương lai. Ví dụ, qua phân tích các kết quả côngbố khoa học và phát minh, sáng chế Thomson Reuters đã dự báo được 10 ĐMSTcó tính đột phá của thế giới đến năm 2025 bao gồm: vấn đề đảm bảo an ninh lươngthực được giải quyết triệt để, bản đồ gen được lập cho tất cả các trẻ sơ sinh, xử lýđược bệnh giảm trí nhớ của người già, bệnh tiểu đường typ I, điều trị hướng đích,Internet kết nối vận vật, năng lượng mặt trời, hàng không không mang nhiên liệu,bao bì xenlulô và kỹ thuật viễn tải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đại học đổi mới sáng tạo - mục tiêu hay triết lý? KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - MỤC TIÊU HAY TRIẾT LÝ? GS.TS. Nguyễn Hữu Đức* 1. Về nguyên lý đại học dẫn dắt sự phát triển Trong lịch sử phát triển của nhân loại, mức độ tương thích giữa giáo dục đại học(đào tạo năng lực chuyên môn và kỹ năng cho nguồn nhân lực) và doanh nghiệp(ứng dụng công nghệ và kỹ thuật) luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xãhội của các quốc gia. Trong trường hợp giáo dục thiếu cập nhật, không đáp ứng yêucầu doanh nghiệp, các quốc gia sẽ có “nỗi đau xã hội” (social pain) (hình 1). Sựthịnh vượng (prosperity) chỉ đạt được khi giáo dục đại học đi trước, không nhữngđáp ứng mà còn dẫn dắt sự phát triển sản xuất (Goldin and Katz, 2008). Thực tế hơn1000 năm phát triển, đại học thế giới đã trải qua cuộc chuyển đổi thứ nhất để đưathế hệ đại học thứ nhất (1GU) của thời kỳ Trung cổ (đại học từ chương) sang thế hệđại học thứ hai (2GU) của thời kỳ Khai sáng (đại học nghiên cứu). Hiện nay, cuộcchuyển đổi thứ hai đang cùng với cuộc CMCN 4.0 đưa đại học thế giới sang thế hệthứ ba (3GU) của Kỷ nguyên số (đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo)(Wissema, 2009) để thích ứng với yêu cầu xã hội, nhưng nhìn chung, đại học bao giờcũng phát triển theo sau các cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) (hình 2). Về thực chất, công nghệ và kỹ thuật nói chung và hoạt động đổi mới sáng tạo(ĐMST) tự nó luôn luôn tồn tại và phát triển đáp ứng nhu cầu cuộc sống và nền sảnxuất, ví dụ như sự xuất hiện của các phương tiện vận tải thô sơ, thậm chí cả vũ khí...,chỉ có điều là nếu được giáo dục và khoa học hỗ trợ thì công nghệ và kỹ thuật sẽ pháttriển nhanh hơn, cao hơn và hiện đại hơn. Trước thời kỳ CMCN (1.0 và 2.0), tức làtrong thế hệ đại học 1GU, không chỉ giáo dục đi sau khoa học mà khoa học cũng đisau công nghệ. Trong giai đoạn đó, giáo dục và đào tạo chỉ cố gắng giải thích các kếtquả khoa học và công nghệ đã tồn tại, giáo trình đại học chỉ là các kiến thức đã đượckhoa học phát minh ra và các thành tựu công nghệ đã tồn tại trong thực tế; không dựbáo và hướng dẫn được sự phát triển của khoa học và công nghệ. Đó là nền giáo dụckinh viện, từ chương lấy sự thông kim, bác cổ làm chuẩn mực. Nỗ lực lớn nhất củagiáo dục giai đoạn này là cố gắng cập nhật nhanh nhất, đầy đủ nhất về trình độ pháttriển của khoa học và công nghệ vào chương trình đào tạo và giáo trình giảng dạy.Tương tự, các nghiên cứu trong trường đại học cũng vị khoa học, đi sau công nghệ,chỉ khám phá và giải thích các nguyên lý đã được ứng dụng của công nghệ.* Tổ trưởng Tổ Tư vấn Uỷ ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo; Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục vàPhát triển nhân lực 163KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌCĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hình 1. Sự phát triển tương quan giữa giáo dục đại học với công nghệ và các tác động đến sự thịnh vượng của quốc gia (Goldin and Katz, 2010). Trong giai đoạn đại học 2GU, giáo dục đã tiến lên đi ngang hàng với khoa học,cùng thực hiện hai chức năng của đại học: đào tạo và nghiên cứu. Nghiên cứu kếthợp và hỗ trợ đào tạo. Đào tạo thực hiện thông qua nghiên cứu. Các quan điểm nhưvậy đã khá thống nhất và phổ biến trong các định nghĩa về đại học vào cuối thế kỷXX và đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trước thập niên 1950, khái niệm đại học hiện đạivới cả hai chức năng đào tạo và nghiên cứu như vậy không phải là đương nhiên.Trong từ điển Larousse (Pháp) xuất bản năm 1948 chưa có yếu tố nghiên cứu trongđịnh nghĩa khái niệm université (Đàm 2014). Trong giai đoạn này, khoa học cũngtiến lên ngang hàng với công nghệ, nhận những đơn đặt hàng và hợp đồng do côngnghệ (và doanh nghiệp) đề xuất hoặc tham gia giải quyết những vấn đề nguyên lýcủa công nghệ mới. Sự sóng đôi này đã thúc đẩy quá trình hình thành những giảipháp công nghệ hiện đại. Thế hệ thứ ba đang tiếp tục hiện nay là giai đoạn giáo dục đang có xu hướng vượtlên trước khoa học, giúp mở đường cho khoa học phát triển. Người học đã biết phântích, đặc biệt biết dựa vào cơ sở dữ liệu để dự báo, tiên lượng các xu thế phát triểnvà các đột phát về KH&CN trong tương lai. Ví dụ, qua phân tích các kết quả côngbố khoa học và phát minh, sáng chế Thomson Reuters đã dự báo được 10 ĐMSTcó tính đột phá của thế giới đến năm 2025 bao gồm: vấn đề đảm bảo an ninh lươngthực được giải quyết triệt để, bản đồ gen được lập cho tất cả các trẻ sơ sinh, xử lýđược bệnh giảm trí nhớ của người già, bệnh tiểu đường typ I, điều trị hướng đích,Internet kết nối vận vật, năng lượng mặt trời, hàng không không mang nhiên liệu,bao bì xenlulô và kỹ thuật viễn tải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới sáng tạo giáo dục Giáo dục đại học Chất lượng giáo dục Giáo dục đại học Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 218 1 0
-
171 trang 209 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 205 0 0 -
122 trang 190 0 0
-
27 trang 189 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 166 1 0 -
17 trang 157 0 0
-
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 152 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 152 0 0 -
Tiểu luận: Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
38 trang 147 0 0